divivu logo
Từ nhà nước điều hành sang nhà nước kiến tạo phát triển ¬¬
| Chia sẻ |
Từ nhà nước điều hành sang nhà nước kiến tạo phát triển ¬¬
Cập nhật cuối lúc 14:05 ngày 19/11/2019, Đã xem 774 lần
  Đơn giá bán: 130 000 đ
  Model:   Bảo hành: 255 Tháng
  Tình trạng: Hết hàng
Hãng vận chuyển Xem chi tiết
Từ: Hà Nội Chuyển đến:
Số lượng: Quyển Khối lượng: 0 g
Phí vận chuyển: 0 Gộp vào đơn hàng
Tổng chi phí: 130 000 đ
Nhà cung cấp (Đã được xác thực)
Nhà xuất bản Tri thức
Nhà xuất bản Tri thức
Tầng 1 - Tòa nhà VUSTA - 53 Nguyễn Du - Quận Hai Bà Trưng - Hà Nội , Hai Bà Trưng, Hà Nội
http://nxbtrithuc.com.vn
84 - 024 - 39454661
lienhe@nxbtrithuc.com.vn
Chưa cập nhật hỗ trợ trực tuyến
Chi tiết sản phẩm

I. THÔNG SỐ SÁCH

Tên sách: Từ nhà nước điều hành sang nhà nước kiến tạo phát triển ­­

Báo cáo được thực hiện bởi các nhóm nghiên cứu: CIEM, VIE, VEPR, VCCI

Chủ biên: Đinh Tuấn Minh, Phạm Thế Anh

Số trang: 440 trang

Khổ sách: 16x24 cm

Loại sách: bìa mềm

 

II. GIỚI THIỆU SÁCH

I. Tác giả:

VIỆN NGHIÊN CỨU QUẢN LÝ KINH TẾ TRUNG ƯƠNG (CIEM)

Nguyễn Đình Cung (Viện trưởng)

Phạm Đức Trung

Nguyễn Thị Luyến

VIỆN KINH TẾ VIỆT NAM (VIE)

Trần Đình Thiên (Viện trưởng)

Lê Xuân Sang

Phạm Sỹ An

Lê Văn Hùng

Chu Minh Hội

 

PHÒNG THƯƠNG MẠI VÀ CÔNG NGHIỆP VIỆT NAM (VCCI)

Đậu Anh Tuấn (Trưởng ban Pháp chế)

Nguyễn Thị Thu Trang

Nguyễn Thị Diệu Hồng

Phạm Ngọc Thạch

 

VIỆN NGHIÊN CỨU KINH TẾ VÀ CHÍNH SÁCH (VEPR)

Nguyễn Đức Thành (Viện trưởng)

Nguyễn Khắc Giang

Nguyễn Quang Thái

Đỗ Thanh Hương

 

 

 

CHỦ BIÊN

Đinh Tuấn Minh – Viện Chiến lược và Chính sách Khoa học và Công nghệ.

Phạm Thế Anh – Khoa Kinh tế học, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân Hà Nội.

II. Tác phẩm:

Báo cáo Từ Nhà nước điều hành sang Nhà nước kiến tạo phát triển nhằm cung cấp những luận cứ khoa học, cả lý thuyết lẫn kinh nghiệm thực tiễn, để xây dựng những thể chế chính thức theo hướng thúc đẩy sự phát triển một nền kinh tế thị trường đầy đủ cho Việt Nam. Những thể chế chính thức này, một khi được hình thành, sẽ đóng vai trò xương sống để tạo dựng ra một nhà nước kiến tạo phát triển như nhiều lãnh đạo của Việt Nam từng mong muốn[1].

Báo cáo này là sản phẩm của nhóm các chuyên gia nghiên cứu độc lập đến từ bốn cơ quan nghiên cứu và tư vấn kinh tế có uy tín tại Hà Nội - Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương (CIEM), Viện Kinh tế Việt Nam (VIE), Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), và Viện Nghiên cứu kinh tế và chính sách (VEPR) thuộc trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội - và từ một số cơ quan nghiên cứu khác. Nguồn tài chính cho Báo cáo được tài trợ bởi Viện Friedrich Naumman Vietnam.

III. Mục lục

Lời cảm ơn                                                                                              

Dẫn nhập                                                                                                 

 

Chương 1. Xây dựng hệ thống chính trị

                        một đảng thống lĩnh thân thiện với

                        thị trường và xã hội dân sự                       

1.1. Dẫn nhập                                                                                     

1.2. Khung khổ lý thuyết về hệ thống chính trị hiệu quả,

thân thiện với thị trường và XHDS                                                   

1.2.1. Các cấu phần của thể chế chính trị                                      

1.2.2. Vai trò của các thể chế chính trị trong nền kinh tế

thị trường                                                                                       

1.2.3. Tương tác giữa các thể chế chính trị để chế ngự

quyền lực của nhà nước                                                                 

1.3. Mô hình hệ thống chính trị một đảng thống lĩnh: cơ sở

lý thuyết và thực tiễn một số nước                                                     

1.3.1. Phân loại các mô hình hệ thống chính trị                             

1.3.2. Mô hình hệ thống chính trị một đảng thống lĩnh:

thành công và thất bại                                                                    

1.4. Đánh giá mức độ hiệu quả của hệ thống chính trị một

đảng thống lĩnh tại Việt Nam                                                             

1.4.1. Lịch sử phát triển hệ thống chính trị một đảng

thống lĩnh tại Việt Nam                                                                 

1.4.2. Đánh giá tính hiệu quả của hệ thống chính trị của

Việt Nam hiện nay                                                                         

1.4.3. Những vấn đề tồn tại và nguy cơ của hệ thống

chính trị một đảng thống lĩnh hiện nay ở Việt Nam                      

1.5. Thảo luận và khuyến nghị chính sách                                          

Chương 2. Xây dựng và cải cách hệ thống thể chế

                        ổn định kinh tế vĩ mô  ở Việt Nam             

2.1. Dẫn nhập                                                                                     

2.2. Cơ sở lý thuyết về xây dựng thể chế ổn định vĩ mô                   

2.2.1. Tại sao phải xây dựng thể chế ổn định kinh tế vĩ mô?         

2.2.2. Các cấu phấn chính của khung thể chế ổn định

kinh tế vĩ mô                                                                                  

2.2.3. Hình thức thể hiện của thể chế ổn định kinh tế vĩ mô         

2.3. Kinh nghiệm quốc tế về xây dựng thể chế ổn định vĩ mô           

2.3.1. Xu hướng xây dựng khung thể chế ổn định vĩ mô              

2.3.2. Kinh nghiệm xây dựng quy tắc tiền tệ                                

2.3.4. Kinh nghiệm xây dựng quy tắc tài khoá                              

2.3.4. Kinh nghiệm xây dựng quy tắc ổn định/giám sát

tài chính                                                                                         

2.3.5. Kinh nghiệm phối hợp chính sách tiền tệ, tài khoá

và giám sát tài chính                                                                      

2.3.6. Bài học cho Việt Nam                                                         

2.4. Xây dựng thể chế ổn định vĩ mô cho Việt Nam                          

2.4.1. Bối cảnh kinh tế vĩ mô và hiện trạng khung khổ chính sách ổn định vĩ mô của Việt Nam        

2.4.2. Xây dựng khung thể chế ổn định vĩ mô ở Việt Nam          

2.5. Kết luận và khuyến nghị chính sách                                            

 

Chương 3. XÂY DỰNG MÔI TRƯỜNG CẠNH TRANH

                        LÀNH MẠNH, CÔNG BẰNG                                    

3.1. Dẫn nhập                                                                                     

3.2. Nhà nước kiến tạo với việc thiết lập và duy trì

môi trường cạnh tranh                                                                        

3.2.1. Cơ sở lý thuyết kinh tế về môi trường cạnh tranh               

3.2.2. Các khung khổ đánh giá môi trường cạnh tranh

từ góc độ chính sách, pháp luật                                                     

3.3. Pháp luật cạnh tranh của Việt Nam                                             

3.3.1. Khung khổ pháp luật bảo đảm cạnh tranh                           

3.3.2. Các thiết chế thực thi pháp luật cạnh tranh

và thực tiễn hoạt động tại Việt Nam                                             

3.4. Hệ thống chính sách cạnh tranh của Việt Nam                           

3.4.1. Các chính sách cạnh tranh liên quan tới việc

gia nhập thị trường                                                                        

3.4.2. Các chính sách cạnh tranh liên quan đến hoạt động

của các chủ thể kinh doanh trên thị trường                                   

3.4.3. Các chính sách cạnh tranh về sản phẩm

hàng hóa/dịch vụ ảnh hưởng tới hành vi/hiệu quả cạnh tranh của các chủ thể kinh doanh     

3.5. Kết luận và khuyến nghị chính sách                                            

3.5.1. Các đề xuất sửa đổi pháp luật cạnh tranh                            

3.5.2. Các đề xuất cải thiện các thiết chế xử lý vi phạm

pháp luật cạnh tranh                                                                       

3.5.3. Các đề xuất xây dựng chính sách cạnh tranh bình đẳng      

 

Chương 4. Xây dựng hệ thống quyền tài sản

                        rõ ràng, hoàn chỉnh, và được bảo vệ

                        chắc chắn đối với tài sản công                

4.1. Dẫn nhập                                                                                     

4.2. Những vấn đề chung                                                                   

4.2.1. Các khái niệm cơ bản                                                           

4.2.2. Kinh nghiệm xây dựng hệ thống quyền tài sản

đối với các nhóm tài sản công                                                        

4.3. Thực trạng quản lý tài sản công ở Việt Nam                               

4.3.1. Tổng quan về hệ thống quyền tài sản ở Việt Nam              

4.3.2. Hệ thống quyền tài sản công đối với đất đai                       

4.3.3. Hệ thống quyền tài sản công đối với nguồn tài nguyên, môi trường     

4.3.4. Quản lý các tài sản công khác                                              

4.4. Đề xuất xây dựng khung khổ quản lý quyền tài sản công

cho Việt Nam                                                                                     

4.4.1. Tiếp tục hoàn thiện khung khổ chung về quản lý

quyền tài sản công                                                                         

4.4.2. Khung khổ quản lý quyền tài sản của các nhóm

tài sản công                                                                                    

4.5. Kết luận và hàm ý chính sách                                                      

 

4) Dẫn nhập

Một trong những đồng thuận quan trọng nhất về mặt tư tưởng tại Việt Nam giữa những nhà làm chính sách, giới chuyên gia, và những người hoạt động thực tiễn trong những năm vừa qua là về vai trò của nền kinh tế thị trường trong đời sống kinh tế và xã hội. Khác với thái độ thù ghét và bài bác trong quá khứ, từ thực tiễn của 30 năm Đổi mới, kinh tế thị trường giờ đây được Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN) chính thức công nhận như là động lực chính để thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế và xã hội. 

Nhưng dường như sự thừa nhận về vai trò của nền kinh tế thị trường tại Việt Nam hiện nay vẫn có vẻ miễn cưỡng. Nó được chấp nhận chỉ sau khi mọi thử nghiệm về các mô hình kinh tế mang màu sắc kế hoạch hóa tập trung hoặc coi kinh tế tập thể/kinh tế nhà nước làm chủ đạo bị thất bại. Và bởi vì có tính miễn cưỡng nên rất có thể trong tương lai không xa, vai trò của kinh tế thị trường tại Việt Nam sẽ lại bị bài bác như đã từng xảy ra trong quá khứ. Vì lẽ đó, khi cơ chế thị trường đã có dấu hiệu được thừa nhận ở Việt Nam trong một vài năm gần đây, ngay cả khi miễn cưỡng đi chăng nữa, thì trách nhiệm của những người hiểu rõ tầm quan trọng của nó đối với sự thịnh vượng lâu bền của quốc gia dân tộc là phải thúc đẩy việc tạo ra những thể chế chính thức (formal institutions) đóng vai trò không chỉ như là những chốt chặn để bảo vệ nó mà còn là bệ đỡ để nó có cơ hội tỏa sáng. Chỉ khi cơ chế thị trường tự do được lựa chọn một cách duy lý chứ không phải tình cờ, được bảo vệ và được tạo cơ hội để phát huy sức mạnh của mình, và nếu như sau một loạt hành động có tính duy lý đó, nền kinh tế và xã hội Việt Nam đạt được những thành tựu phát triển bứt phá, thì nó mới thực sự có cơ hội trường tồn tại Việt Nam.

Báo cáo này nhằm cung cấp cơ sở lý thuyết cũng như kinh nghiệm thực tiễn của nhiều quốc gia trên thế giới để giúp Việt Nam có thể lựa chọn được một cách duy lý những thể chế chính thức cơ bản như vậy. Những thể chế này góp phần hình thành cái gọi là nhà nước kiến tạo phát triển, tức giúp Nhà nước Việt Nam thay đổi chức năng của mình trong quan hệ với thị trường, từ vị thế điều hành trực tiếp, bằng mệnh lệnh hành chính, các hoạt động kinh tế sang vị thế kiến tạo một môi trường phù hợp để nuôi dưỡng thị trường phát huy được hết sức mạnh của mình. …



[1] Tiêu đề của Báo cáo này được lấy từ bài phát biểu của nguyên Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng vào năm 2011 “Thủ tướng nêu nhiệm vụ của Chính phủ nhiệm kỳ mới”: “Cần thay đổi tư duy và cách tiếp cận khi xác định vai trò của nhà nước và mối quan hệ giữa nhà nước và thị trường. Phải chuyển mạnh từ nhà nước điều hành nền kinh tế sang nhà nước kiến tạo phát triển. Trong nhà nước kiến tạo phát triển, chức năng của nhà nước là xây dựng quy hoạch phát triển theo một chiến lược công nghiệp hóa hiện đại hóa đúng đắn; tạo môi trường và điều kiện cho các thành phần kinh tế phát huy mọi tiềm năng trong môi trường cạnh tranh và hội nhập quốc tế; tăng cường giám sát để phát hiện các mất cân đối có thể xảy ra, bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô và an toàn hệ thống. “http://baochinhphu.vn/Tieu-diem/Thu-tuong-neu-nhiem-vu-cua-Chinh-phu-nhiem-ky-moi/95849.vgp [Truy cập ngày 07/05/2016].

 

Nhận xét sản phẩm
Chưa có nhận xét gì về sản phẩm
Hãy đăng nhập để viết nhận xét cho sản phẩm