divivu logo
Ngẫu nhiên và tất yếu
| Chia sẻ |
Ngẫu nhiên và tất yếu
Cập nhật cuối lúc 13:50 ngày 03/08/2018, Đã xem 686 lần
  Đơn giá bán: 89 000 đ
  Model:   Bảo hành: 255 Tháng
  Tình trạng: Còn hàng
Hãng vận chuyển Xem chi tiết
Từ: Hà Nội Chuyển đến:
Số lượng: Quyển Khối lượng: 0 g
Phí vận chuyển: 0 Gộp vào đơn hàng
Tổng chi phí: 89 000 đ
Nhà cung cấp (Đã được xác thực)
Nhà xuất bản Tri thức
Nhà xuất bản Tri thức
Tầng 1 - Tòa nhà VUSTA - 53 Nguyễn Du - Quận Hai Bà Trưng - Hà Nội , Hai Bà Trưng, Hà Nội
http://nxbtrithuc.com.vn
84 - 024 - 39454661
lienhe@nxbtrithuc.com.vn
Chưa cập nhật hỗ trợ trực tuyến
Chi tiết sản phẩm

THÔNG SỐ SÁCH

Tên sách: Ngẫu nhiên và tất yếu

Tác giả: Jacques Monod

Dịch giả: Hà Dương Tuấn, Đặng Xuân Thảo

Khổ sách: 12 x 20 cm

Số trang: 320 trang

 

II) GIỚI THIỆU SÁCH

1)     Tác giả

Jacques Monod (1910-1976) là một trong những người tiên phong trong nghiên cứu sinh vật học ở cấp độ phân tử, đặc biệt về di truyền. Năm 1965, cùng với hai cộng sự tại Viện Pasteur Paris là François Jacob và André Lwoff, ông được giải thưởng Nobel về công trình nghiên cứu các phân tử có vai trò thiết yếu trong di truyền là ADN và ARN. Ông từng là giáo sư của Học viện Pháp quốc (Collège de France, 1967), và Viện trưởng Viện Pasteur (1971).

2) Tác phẩm

Trong cuốn Ngẫu nhiên và tất yếu (Le Hasard et la Nécessité, 1970), từ những khám phá mới nhất về sinh vật học phân tử, Jacques Monod đề xuất một cách nhìn triết học mới về sự tiến hoá. Khác với các học thuyết được coi là “hữu linh”, tức là dựa trên giả thuyết cho rằng tự nhiên có “ý chí” hay “dự định” (như của Hegel, Marx, Engels, Bergson, Teilhard de Chardin, v.v.), Monod quan niệm rằng sự sống cũng như con người xuất hiện là do ngẫu nhiên. Tác giả cũng từ đó rút ra những kết luận chung về thái độ khách quan cần thiết trong khoa học và hiểu biết văn hoá hiện đại.

3) Mục lục

Lời nói đầu                                                                                    

Chương 1. Những vật thể kì lạ                                              

Chương 2. Các thuyết sinh khí và các thuyết hữu linh 

Chương 3. Những con quỷ của Maxwell                           

Chương 4. Điều khiển học vi mô                                          

Chương 5. Sự phát sinh cá thể của phân tử                     

Chương 6. Luật bất biến và các nhiễu loạn                      

Chương 7. Sự tiến hóa                                                             

Chương 8. Những ranh giới                                                   

Chương 9. Thiên đường và địa ngục                                   

Phụ lục                                                                                           

4) Điểm nhấn

Nền tảng của phương pháp khoa học là định đề về tính khách thể của tự nhiên. Điều đó có nghĩa sự chối bỏ, một cách có hệ thống, việc coi bất cứ diễn giải về các hiện tượng bằng ngôn từ của thuyết cứu cánh, tức của “dự định”, là có khả năng đem lại sự hiểu biết “chân chính”. Người ta có thể định ra chính xác thời điểm nguyên lí này được phát kiến. Khi phát biểu nguyên lí quán tính, qua sự phá đổ vật lí học và vũ trụ luận của Aristote, Galilée và Descartes đã không chỉ đặt nền tảng cho cơ học mà còn cho cả nhận thức luận của khoa học hiện đại. 

[...]

Tuy nhiên, sự khách quan buộc chúng ta phải chấp nhận đặc tính hướng đích của những tồn tại sống, phải chấp nhận rằng, trong các cấu trúc và các tính năng của chúng, chúng theo đuổi và thực hiện một dự định. Vì vậy, ở đây ta thấy, hay hình như thấy, một mâu thuẫn sâu sắc về mặt nhận thức luận. Vấn đề trung tâm của ngành sinh học chính là mâu thuẫn này; mà chúng ta cần giải quyết, nếu nó chỉ là một hiện tượng bề ngoài, hay ngược lại chúng ta cần chứng tỏ mâu thuẫn này cơ bản là không thể giải quyết được, nếu sự thực là như vậy. 

(Trích Chương I: Những vật thể kỳ lạ, Ngẫu nhiên và tất yếu, Jaques Monod, Hà Dương Tuấn & Đặng Xuân Thảo dịch, NXB Tri thức, 2017)

Nhận xét sản phẩm
Chưa có nhận xét gì về sản phẩm
Hãy đăng nhập để viết nhận xét cho sản phẩm