I) THÔNG SỐ SÁCH
Tên sách: Thăm khám tâm lý trong thực hành lâm sàng (Công cụ đánh giá trí thông minh và nhân cách của trẻ em và người lớn) + bài tập đi kèm
Chủ biên: Dana Castro & các tác giả khác
Hỗ trợ biên soạn : Nguyễn Ngọc Diệp
Khổ sách : 16 x 24
Số trang: 360 trang
Giá bìa: 155.500 đồng
Loại bìa: Bìa mềm, tay gập
Năm xuất bản: 2016
II) GIỚI THIỆU SÁCH
1) Tác giả
DANA CASTRO: nhà tâm lý lâm sàng, nhà tâm lý trị liệu, giảng viên và hiệu trưởng Trường Tâm Lý Thực Hành (Pháp).
Sách đã xuất bản ở Việt Nam: Tâm lý học lâm sàng, NXB Tri Thức 2015
2) Dẫn nhập
Thăm khám tâm lý là việc sử dụng một tập hợp nhiều công cụ đánh giá tâm lý (hỏi chuyện, trắc nghiệm, thang đo, bảng hỏi…) để tìm hiểu đời sống tâm lý của một cá nhân, ở các khía cạnh trí tuệ, tình cảm, quan hệ xã hội, hành vi… Thăm khám tâm lý là một dạng thức can thiệp đặc thù của nhà tâm lý, là công việc cần thiết cho nhiều lĩnh vực của đời sống và có tính xuyên văn hóa. Dạng thức can thiệp này của nhà tâm lý đặc trưng bởi tính lâm sàng rõ rệt, vì nó là quá trình sử dụng tổng hợp tất cả những kiến thức lý thuyết, những quan sát lâm sàng-thực hành, những định hướng có tính phương pháp luận và những công cụ liên tục được điều chỉnh, thích nghi trong lĩnh vực tâm lý học.
Nhờ có thăm khám tâm lý, nhà tâm lý có thể đưa ra những gợi ý can thiệp hợp lý. Sự năng động và thuộc tính riêng của các công cụ thăm khám tâm lý cho phép nhà thực hành phát hiện ra tính độc đáo đặc thù của mỗi cá thể và sự khác biệt giữa các cá nhân.
3) Mục lục
DẪN NHẬP
CHƯƠNG 1. THANG ĐO LƯỜNG TRÍ TUỆ MỚI-2 (NEMI-2)
1.1. GIỚI THIỆU VỀ TRẮC NGHIỆM
1.2. PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN VÀ CÁCH TÍNH ĐIỂM
1.3. CHUẨN HÓA NEMI-2 TẠI VIỆT NAM
1.4. NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP
1.5. BỘ CÔNG CỤ THỰC HIỆN TRẮC NGHIỆM NEMI-2
CHƯƠNG 2. TRẮC NGHIỆM CHÚ HEO CHÂN ĐEN (PATTE NOIRE)
2.1. GIỚI THIỆU VỀ TRẮC NGHIỆM
2.2. PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN TRẮC NGHIỆM
2.3. GIẢI THÍCH VÀ PHÂN TÍCH KẾT QUẢ TRẮC NGHIỆM
2.4. NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP - GIỚI THIỆU VÀ PHÂN TÍCH
CA LÂM SÀNG
CHƯƠNG 3. TRẮC NGHIỆM VẾT MỰC LOANG (RORSCHACH)
3.1. GIỚI THIỆU VỀ TRẮC NGHIỆM
3.1.1. Lịch sử ra đời và phát triển của trắc nghiệm Rorschach
3.1.2. Nên coi Rorschach là một trắc nghiệm hay
một phương pháp?
3.1.3. Rorschach và những chỉ dẫn lâm sàng
3.2. PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN TRẮC NGHIỆM
3.2.1. Những quy định chung khi tiến hành Rorschach
3.2.2. Quá trình chuẩn bị trước khi tiến hành trắc nghiệm
3.2.3. Giới thiệu trắc nghiệm và hướng dẫn thân chủ làm trắc nghiệm
3.3. HƯỚNG DẪN MÃ HÓA, CHẤM ĐIỂM VÀ TÍNH CHÂN DUNG TÂM LÝ
3.3.1. Mã hóa các câu trả lời
3.3.2. Cách tính chân dung tâm lý và bảng chỉ số chuẩn
3.4. GIẢI THÍCH VÀ PHÂN TÍCH KẾT QUẢ TRẮC NGHIỆM
3.4.1. Mục tiêu và các bước giải thích - phân tích kết quả
3.4.2. Phân tích định lượng các chỉ số của chân dung tâm lý
3.4.3. Những nhận xét lâm sàng định tính trong phân tích
kết quả Rorschach
Việc xoay tấm hình
Những bình luận về màu sắc
Những lời bình luận, nhận xét chủ quan và khách quan
3.4.4. Ý nghĩa biểu tượng hay nội dung ngầm ẩn của các tấm hình
3.4.5. Nhận diện những cơ chế phòng vệ trong Rorschach
3.4.6. Đóng góp của Rorschach trong chẩn đoán tâm bệnh
3.4.7. Rorschach và những chỉ báo lâm sàng khác
3.4.8. Rorschach và định hướng trị liệu
3.5. THÔNG BÁO KẾT QUẢ ĐẾN THÂN CHỦ VÀ BIÊN TẬP BÁO CÁO CUỐI CÙNG
3.5.1. Thông báo kết quả và kiểm tra các kết luận
3.5.2. Biên tập báo cáo cuối cùng
3.6. NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP - GIỚI THIỆU VÀ PHÂN TÍCH
CA LÂM SÀNG
3.6.1. Sylviane
3.6.2. Tường Vy
GIỚI THIỆU CÁC TÁC GIẢ
TÀI LIỆU THAM KHẢO