divivu logo
Cú sốc thời gian và kinh tế Việt Nam
| Chia sẻ |
Cú sốc thời gian và kinh tế Việt Nam
Cập nhật cuối lúc 10:02 ngày 18/06/2020, Đã xem 649 lần
  Đơn giá bán: 80 000 đ
  Model:   Bảo hành: 255 Tháng
  Tình trạng: Hết hàng
Hãng vận chuyển Xem chi tiết
Từ: Hà Nội Chuyển đến:
Số lượng: Quyển Khối lượng: 0 g
Phí vận chuyển: 0 Gộp vào đơn hàng
Tổng chi phí: 80 000 đ
Nhà cung cấp (Đã được xác thực)
Nhà xuất bản Tri thức
Nhà xuất bản Tri thức
Tầng 1 - Tòa nhà VUSTA - 53 Nguyễn Du - Quận Hai Bà Trưng - Hà Nội , Hai Bà Trưng, Hà Nội
http://nxbtrithuc.com.vn
84 - 024 - 39454661
lienhe@nxbtrithuc.com.vn
Chưa cập nhật hỗ trợ trực tuyến
Chi tiết sản phẩm

I) THÔNG SỐ SÁCH

Tên sách: Cú sốc thời gian và kinh tế Việt Nam

Tác giả: Trần Văn Thọ

Khổ sách : 16 x 24

Số trang: 244 trang

Giá bìa:  70.000 đồng

Loại bìa: Bìa mềm, tay gập

Năm xuất bản: 2016


II) GIỚI THIỆU SÁCH

1)      Tác giả

Trần Văn Thọ, Giáo sư kinh tế học, Đại học Waseda (Tokyo). Quê ở Quảng Nam sang Nhật Bản du học năm 1968, học vị tiến sỹ kinh tế học Đạo học Hitotsubashi (Tokyo). Từng làm ủy viên chuyên môn trong Hội đồng kinh tế của nhiều đời Thủ tướng Nhật Bản, Thành viên tổ tư vấn cải cách kinh tế và hành chính của Cố thủ tướng Võ Văn Kiệt và Giáo sư thỉnh giảng tại Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Quốc gia Tp. Hồ Chí Minh và Đại học Đà Nẵng. Cộng tác với nhiều báo và tạp chí tại Việt Nam.

2)      Tác phẩm

Cuốn sách này ra đời nhân dịp Việt Nam kỉ niệm 40 năm ngày chấm dứt chiến tranh và gần 30 năm từ khi có Đổi mới. Đánh giá thành quả phát triển trong 40 năm qua, phân tích những thách thức hiện nay và đề khởi đổi mới tư duy và chiến lược cho giai đoạn mới là ba phần chính của cuốn sách. Ngoài ra có chín phụ trang về các vấn đề văn hóa, giáo dục, lịch sử, những khía cạnh có liên quan đến vấn đề phát triển bền vững của nền kinh tế.

Nhiều nội dung trong cuốn sách là những bài viết đã đăng trên các báo ở trong và ngoài nước trong vài năm qua, trong đó nhiều nhất là những bài trên Thời báo kinh tế Saigon. Phần lớn nội dung của Lời nói đầu này cũng đã đăng trên số báo Tết Bính Thân (phát hành giữa tháng 1/2016) của tạp chí này. Ngoài ra, Vietnamnet, Tuổi Trẻ, Doanh nhân Saigon cuối tuần, Diễn Đàn, Thời đại mới, Đà Nẵng, v.v… cũng là xuất xứ của nhiều chương và phụ trang trong sách này. Tuy dùng nhiều bài đã đăng nhưng lần này tác giả đã bổ sung, làm mới tư liệu và sửa chữa những chỗ chưa chính xác. Tác giả cảm ơn ban biên tập các báo nói trên. Việc soạn thảo, chỉnh lí nội dung cuốn sách vào giai đoạn cuối thì tác giả có dịp tham gia dự án Báo cáo Việt Nam 2035 do Ngân hàng Thế giới và Chính phủ Việt Nam thực hiện và đóng góp bài viết “Việt Nam cần một nền kinh tế thị trường định hướng phát triển: Đánh giá 30 năm đổi mới và nhìn về tương lai”. Tác giả cảm ơn chị Phạm Chi Lan, một trong những chuyên gia phụ trách dự án nói trên, đã có nhã ý yêu cầu tham gia nên tác giả có dịp tổng kết các suy nghĩ về chủ đề chính trong sách này. Ngoài ra, trong mấy năm qua, qua các hội thảo hoặc qua trao đổi riêng, tác giả nhận được rất nhiều ý kiến, nhiều tư liệu và thông tin bổ ích hoặc những khuyến khích quý giá trong quá trình hình thành ý tưởng và phân tích cho nội dung cuốn sách. Không thể kể hết, nhưng có dịp trao đổi nhiều nhất là những anh chị Lê Đăng Doanh, Trần Hữu Dũng, Phan Chánh Dưỡng, Chu Hảo, Phạm Chi Lan, Trần Đức Nguyên, Huỳnh Bửu Sơn, Võ Trí Thành, Trần Đình Thiên, Trần Trọng Thức, Hà Dương Tường, và Vũ Quang Việt.

 

3) Mục lục

Lời tựa (Bùi Quang Vinh)                                               

Lời nói đầu9

Phần I

Việt Nam 40 năm qua

Chương 1: Kinh tế Việt Nam 40 năm qua 

Chương 2: Thời gian trong  kinh nghiệm phát triển của Nhật Bản  3

Chương 3: Thời gian trong kinh nghiệm phát triển của Hàn Quốc 

Chương 4: Việt Nam và Trung Quốc:
Chương 5: Việt Nam trong dòng chảy lao động tại Á châu 

 Chương 6: Từ Tokyo nhìn lại 40 năm Việt Nam  

Phần II

Những thách thức có tính thời đại

Chương 7: Nguy cơ chưa giàu đã già 

 Chương 8: FDI và nguy cơ phân hóa kinh tế Việt Nam

Chương 9: Thách thức trước sự trỗi dậy của Trung Quốc 

Chương 10: Bẫy thu nhập trung bình: Trường hợp Việt Nam  

Chương 11: Trào lưu kinh tế Á châu và nguy cơ tụt hậu của Việt Nam

Phần III

Đổi mới tư duy, tầm nhìn và
chiến lược cho 20 năm tới

Chương 12: Chiến lược thoát Trung 

 Chương 13: Dùng ODA như thế nào? 

Chương 14: Công nghiệp hóa: Ai phải là người giàu?

Chương 15: Thực hiện giấc mơ thành quốc gia thượng đẳng 

Chương 16: Ý tưởng cho giai đoạn mới:
   

   

Phụ trang

Bút kí kinh tế, giáo dục và lịch sử

1. Đạo đức và kinh tế thị trường 

2. Phát triển và hạnh phúc 

3. Tản mạn về vấn đề đô thị

4. Hai thập niên nhìn lại Việt Nam cùng với một tạp chí kinh tế 

5. Phong trào Đông Du xưa và nay 

6. Suy nghĩ về đại học tư tại Việt Nam  

7. Tốc độ xoay chuyển vận mệnh đất nước:
     9. Đối thoại trí thức Việt - Trung 

Sách, tư liệu có trích dẫn

Mục tra chữ                                                                

   

Nhận xét sản phẩm
Chưa có nhận xét gì về sản phẩm
Hãy đăng nhập để viết nhận xét cho sản phẩm