I. THÔNG SỐ SÁCH
Tên sách: Sức bật cho thế hệ mới
Tác giả: GREGORY CLARK
Dịch giả: Nguyễn Hồng
Số trang: 460 trang
Khổ sách: 16 x 24 cm
Loại sách: bìa mềm
Giá bìa: 135.000 VNĐ
II. GIỚI THIỆU SÁCH
1.Tác giả
Gregory Clark (1957-). Sử gia kinh tế tại Đại học California. Ông sinh ra ở Bellshill, Scotland (ông bà ông là người nhập cư đến từ Ireland), theo học trường THPT Holy Cross ở Hamilton. Năm 1974, ông và bạn học, Paul Fitzpatrick, đã đoạt giải ở cuộc thi tranh luận Scottish Daily Express giữa các trường phổ thông. Sau khi tốt nghiệp, ông nhận bằng cử nhân kinh tế và triết học ở Cao đẳng King\'s, Cambridge, vào năm 1979, và bằng tiến sĩ Harvard vào năm 1985. Lĩnh vực nghiên cứu của ông là sự phát triển kinh tế dài hạn, sự thịnh vượng của các quốc gia, và lịch sử kinh tế Anh và Ấn Độ.
Tác phẩm khác: A Farewell to Alms (2007).
2. Lời tác giả
CUỐN SÁCH NÀY SẼ NHẬN NHIỀU Ý KIẾN TRÁI CHIỀU. Do đó, lời đầu tiên tôi muốn khẳng định bản thảo này là do tôi viết dù các ước tính về tỉ lệ chuyển dịch xã hội trong cuốn sách là kết quả hợp tác với rất nhiều người. Việc diễn giải các bằng chứng và lí thuyết về chuyển dịch xã hội được trình bày trong cuốn sách là ý kiến của riêng tôi. Không một ai trong những người mà tôi thấy biết ơn sâu sắc được cho là ủng hộ các kết luận của cuốn sách.
Tôi cũng muốn lưu ý bạn đọc rằng tinh thần và văn phong của cuốn sách này giống như cuốn sách trước của tôi, A Farewell to Alms: A Brief Economic History of the World. Cuốn sách muốn cho bạn đọc thấy các mô hình chuyển dịch xã hội rất đơn giản có thể dự đoán chính xác kết quả của nhiều xã hội cùng thể chế. Đây là nhận định dựa trên nhiều chứng cứ không đầy đủ. Tuy có thể sai, tôi vẫn hi vọng nhận định này sẽ dẫn tới một lí thuyết chính xác và hoàn chỉnh hơn về các cơ chế chuyển dịch xã hội. Vì ngay cả trong lĩnh vực có rất nhiều hi vọng để rồi thất vọng như chuyển dịch xã hội thì chúng ta vẫn nên tiến hành thăm dò và đưa ra các phỏng đoán.
…..
3. Mục lục
Lời tác giả
Chương 1: Lời giới thiệu
Về giai cấp thống trị và giai cấp bị trị: Các quy luật chuyển dịch xã hội
Phần một
Chuyển dịch xã hội theo thời gian và địa điểm
Chương 2: Thụy Điển
Đã đạt được tỉ lệ chuyển dịch xã hội hoàn hảo?
Chương 3: Nước Mĩ
Miền đất của cơ hội
Chương 4: Nước Anh thời Trung cổ
Chuyển dịch xã hội thời phong kiến
Chương 5: Nước Anh thời hiện đại
Nguồn gốc sâu xa của hiện tại
Chương 6: Quy luật chuyển dịch xã hội
Chương 7: Bản chất và tác động môi trường
Phần hai
Kiểm chứng quy luật chuyển dịch xã hội
Chương 8: Ấn Độ - Đẳng cấp, chế độ nội hôn và chuyển dịch xã hội
Chương 9: Trung Quốc và Đài Loan - Chuyển dịch xã hội sau thời Mao Trạch Đông
Chương 10: Nhật Bản và Hàn Quốc - Đồng nhất và chuyển dịch xã hội
Chương 11: Chile - Chuyển dịch trong chế độ quyền lực tập trung
Chương 12: Quy luật chuyển dịch xã hội và động lực gia đình
Chương 13: Tin Lành, Do Thái, Di-gan, Hồi giáo và Coptic - Các ngoại lệ của quy luật chuyển dịch?
Chương 14: Những bất thường của chuyển dịch xã hội
Phần ba
Xã hội tốt đẹp
Chương 15: Chuyển dịch xã hội quá thấp? Chuyển dịch và bất bình đẳng
Chương 16: Thoát khỏi chuyển dịch xã hội đi xuống
Phụ lục 1: Đo lường chuyển dịch xã hội
Phụ lục 2: Suy ra tỉ lệ chuyển dịch từ tần suất tên họ
Phụ lục 3: Tìm hiểu địa vị của dòng họ
Nguồn dữ liệu cho hình và bảng
Nguồn tham khảo
Index
4) Điểm nhấn
Giấc mơ Mĩ, luôn nhắc kèm cụm từ “tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng” trong Tuyên ngôn Độc lập, được cho là đúng chỉ khi xã hội có tỉ lệ chuyển dịch cao. Mĩ có thể là xã hội bạo lực với ít mạng lưới an toàn cho những người sống dưới đáy xã hội đó. Nhưng với nhiều người, chuyển dịch xã hội nhanh là bằng chứng cho thấy người Mĩ sống trong một đất nước bình đẳng cơ hội, không cần biết hoàn cảnh ra đời của bạn là gì […].
Điều kiện của những người ở dưới đáy xã hội Mĩ, về của cải vật chất, sức khỏe và an toàn cá nhân, có thể rất nghiệt ngã. Nhưng với chuyển dịch nhanh, không ai với mơ ước và ý chí quyết tâm phải sống mãi trong địa ngục nghèo khổ đó. Tuy nhiên, ước tính chuyển dịch theo tên họ dường như hàm ý rằng văn kiện vào ngày lập quốc của Mĩ nên nói: “Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng, nhưng một số người bình đẳng hơn những người khác”.
(Trích Chuyển dịch xã hội quá thấp?, Sức bật cho thế hệ mới, GREGORY CLARK, Nguyễn Hồng dịch, NXBTT 2017)