I. THÔNG SỐ SÁCH
Tên sách: Những thế giới song song
Tác giả: PHÙNG NGỌC KIÊN
Số trang: 344 trang
Khổ sách: 16 x 24 cm
Loại sách: bìa mềm
Giá bìa: 99.000 VNĐ
II. GIỚI THIỆU SÁCH
1.Tác giả
Nghiên cứu và giảng dạy văn học Pháp, văn học so sánh, xã hội học văn học.
Email: pkienvvh@gmail.com hoặc phungkien03@gmail.com
Một vài công trình chính đã công bố
- In chung:
Quan niệm văn chương Pháp thế kỉ XX (dịch chung, Lộc Phương Thủy ch.b,), NXB Văn học, 2005.
Lí luận phê bình văn học nước ngoài thế kỉ XX (dịch chung), NXB Giáo dục, 2007.
Khảo luận về Quà tặng, Marcel Mauss (đồng dịch giả), NXB Thế giới, 2009.
Nghiên cứu văn học Việt Nam - Những khả năng và thách thức, Tủ sách KHXHNV Havard-Yenching, NXB Thế giới, 2009.
L\'Oeuvre pour la jeunesse d\'Hertor Malot (Une lecture contemporaine internationale), sous la direction de Jean Foucault, L\'Harmatan, 2009.
Xã hội học văn học, NXB ĐHQG, 2014.
Théâtres français et vietnamien: un siècle d\'échanges (1900-2008). Réception adaptation, métissage, Corinne Flicker và Nguyễn Phương Ngọc chủ trì, coll. Textuelles, PUP, 2014.
Những cạnh khía của lịch sử văn học, tủ sách “Hiểu Việt Nam” (Đỗ Lai Thúy ch.b), NXB Hội Nhà Văn và SongThuybookstore, 2016.
Di sản văn học lãng mạn, những cách đọc khác (Hoàng Tố Mai ch.b.), NXB Hội Nhà văn và Tao đàn, 2017.
- In riêng:
Mimésis - Phương thức biểu hiện thực tại trong văn học phương Tây (E. Auerbach), NXB Tri thức, 2014.
2. Mục lục
BIỂU KIẾN KINH NGHIỆM THẨM Mĩ
Thách thức và cơ hội
Tái diễn giải trong hành vi dịch
Kinh nghiệm thẩm mĩ
Thêm vài lưu ý
Về Flaubert ở Việt Nam
KHÔNG GIAN BẤT KHẢ XÂM PHẠM?
Những thế giới khác chiều
Tính bất cân xứng về giá trị
Charles
Emma
những THẾ GIỚI HƯ CẤU BIẾN DẠNG!
... Theo hình dung của người-dịch-đọc
... Theo cách viết lại của người-dịch-viết
... Về Charles
... Về Emma
Câu chuyện thị trường
NƠI CÒN LỜI KẺ KHÁC...
Bình xét tự do
Bằng sự thác lời
Bằng việc mượn ý
Kể cho ai?
Người quen!
Kẻ lạ?!
NHỮNG THẾ GIỚI SONG SONG
LỜI CUỐI SÁCH
ChỈ MỤC tên riêng và thuật ngữ
THƯ MỤC
4) Điểm nhấn
Bản dịch văn chương, và cùng với nó là hành vi dịch, có tính không thuần chất trong hệ thống văn chương bản địa. Nó là một kẻ xa lạ, và vì thế có tính lai ghép (hybridité). Tính khác (altérité) và sự lai ghép gợi ý rằng sự có mặt của nó trong văn chương bản địa gắn với những khoảng trống luôn tiềm tàng ở mọi hệ thống. Bởi thế việc xem xét chúng mang đến cơ hội đặc biệt thú vị để đánh giá những lời đáp lại với những câu hỏi được hệ thống bản địa nêu ra. […] Cho nên với một người dịch cũng như với một nhà văn, viết văn chẳng phải là cái gì khác ngoài việc phá vỡ chính những quy tắc của mình và xã hội từng thiết lập để tạo ra thành công, cũng đồng thời có thể là những quy tắc và giới hạn mới. Nếu “viết là tìm thấy một quy tắc trên cơ sở đánh một quy tắc” của mình và người, dịch là để xâm phạm, phá vỡ những chuẩn mực hoặc điển phạm đã có nhằm tạo nên cái mới cho ta và về kẻ khác.
Một bản dịch không bao giờ có thể một lúc truyền tải kiệt cùng ý nghĩa của một bản văn, cũng như một bài phê bình chẳng bao giờ “đọc hết” một tác phẩm. Cho nên, ta buộc phải chấp nhận một thực tế rằng không bao giờ có một diễn dịch trọn vẹn về một sự thật duy nhất hay một ý nghĩa được phát lộ đối với một bí ẩn tối cao được hàm ý là thuộc về tác giả. Bởi vì ý nghĩa tiềm năng của một tác phẩm luôn là một sự tổ hợp của những cách diễn dịch hay diễn giải do người đọc nêu lên trong những hoàn cảnh cụ thể. […] Giả thiết về hành động đọc được viết lại của việc dịch văn chương, diễn dịch một tác phẩm dứt khoát không phải là duy nhất và có tính tiên nghiệm (à priori), mà đa chiều và có tính hậu nghiệm (postériori). Vì mỗi bản dịch không thể truyền tải tức thì mọi ý nghĩa có thể của bản gốc, nên việc dịch lại trở thành đương nhiên đến mức nó sẽ góp phần mang đến những sắc thái khác nhau. Việc dịch lại làm việc đọc và ngôn ngữ trở nên tươi mới (W. Benjamin), việc dịch lại kích thích nhu cầu đọc lại như một cách tái diễn giải những tác phẩm kinh điển (Calvino), dịch lại như một cách làm giàu cho chính bản gốc và di sản nhờ vào định đề dịch đa chiều. Và chính bởi thế mà đời sống tác phẩm gốc trở nên dài hơn (P. Valéry).
(Trích text bìa 4, Những thế giới song song, Phùng Ngọc Kiên, Nhà xuất bản Tri thức 2017)