I. THÔNG SỐ SÁCH
Tên sách: Lựa chọn công
Tác giả: EAMONN BUTLER
Dịch giả: Phạm Nguyên Trường
Số trang: 200 trang
Khổ sách: 13 x 20,5 cm
Loại sách: bìa mềm
Giá bìa: 54.000 VNĐ
II. GIỚI THIỆU SÁCH
1.Tác giả
Tiến sĩ Eamonn Butler là Giám đốc Viện Adam Smith, một cơ quan nghiên cứu (think tank) có nhiều ảnh hưởng, từng viết về một loạt chính sách nhằm thúc đẩy sự lựa chọn và cạnh tranh trong việc cung cấp các dịch vụ trọng yếu. Ông có bằng kinh tế học, triết học và tâm lí học, và đã bảo vệ luận án tiến sĩ triết học (PhD) tại trường Đại học St Andrew vào năm 1978. Trong những năm 1970 ông còn nghiên cứu các vấn đề về hưu bổng và chăm sóc sức khoẻ cho Hạ viện Mỹ và giảng dạy triết học ở Hillsdale College, Michigan. Sau khi quay lại Anh, ông giữ chân biên tập viên tạp chí British Insurance Broker, rồi trở thành Giám đốc Viện Adam Smith, mà ông đã cùng với Tiến sĩ Madsen Pirie góp công thành lập. Tiến sĩ Butler có những tác phẩm viết về hai người đoạt giải Nobel kinh tế là Milton Friedman và F. A. Hayek, và là tác giả của tác phẩm: Ludwig von Mises: Cội nguồn của cuộc cách mạng trong môn kinh tế vi mô hiện đại. Ngoài ra ông còn là đồng tác giả của khá nhiều tác phẩm về trí thông minh và kiểm tra chỉ số thông minh (IQ).
2. Trích Lời giới thiệu
Tác phẩm này khảo sát những tác động tiềm tàng mà chính sách của chính phủ có thể gây ra, nếu tư lợi hiện diện trong hệ thống chính trị; nó thảo luận những biện pháp xây dựng các hệ thống chính trị sao cho những hệ thống này tạo được sự cân bằng thích hợp giữa hành động và những biện pháp kiềm chế chính phủ; nó cũng khảo sát những biện pháp nhằm ngăn chặn chính phủ, để chính phủ chỉ quyết định những vấn đề thuộc những lĩnh vực mà hành động tập thể là đáng mong muốn mà thôi.
Quan trọng là cần phải hiểu rõ các vấn đề này để những người trong chính phủ và trong các hệ thống chính trị được thiết kế tốt hơn, có thái độ khiêm tốn hơn nữa. Các lập luận có liên quan, ví dụ, đối với cuộc tranh luận về phân quyền cho Scotland, cũng như cuộc tranh luận xung quanh việc chuyển thuế khóa cho Scotland trong quá trình giải quyết đang diễn ra. Chúng cũng liên quan đến các cuộc tranh luận về nền quản trị của Liên minh châu Âu. Hi vọng rằng cuốn lược khảo này sẽ giúp nhiều người hiểu rõ hơn về bản chất của các quá trình đang diễn ra trong chính phủ và điều này, đến lượt nó, làm giảm phần nào khả năng là chúng ta sẽ có những chính phủ mà ở đâu cũng chỉ nhìn thấy sự thất bại của thị trường và không nhận thức được khả năng của chính phủ trong việc điều chỉnh những thất bại đó.
3. Mục lục
Lời nhà xuất bản 5
Tác giả 7
Cảm tạ 9
Lời giới thiệu
Tóm tắt
1. LỰA CHỌN CÔNG LÀ GÌ?
Tại sao lại dùng kinh tế học?
Áp dụng kinh tế học vào chính trị
Lựa chọn công thách thức tư duy chính thống
Lợi ích công hay tư?
Tính toán của cử tri
Đi bỏ phiếu
Sức mạnh của lí thuyết Lựa chọn công
2. LỰA CHỌN CÔNG – “TIỂU SỬ”
Những người tiên phong của
lí thuyết Lựa chọn công thời hiện đại
Các tư tưởng gia Lựa chọn công hiện đại
Buchanan và Tullock
Trường phái và giải thưởng
Quyền lực của các nhóm lợi ích
Bộ máy quản lí hành chính và các quy định
Những ý kiến xét lại trong thời gian gần đây
Những cách tiếp cận mới
3. AI CẦN CHÍNH PHỦ
Chi phí cho quá trình ra quyết định
Tìm kiếm sự cân bằng
Thất bại của chính phủ
Tính bất khả phân của hàng hóa công cộng
Áp lực mở rộng
Không có mối liên hệ trực tiếp giữa lựa chọn và kết quả
4. LÀM SAO GIÀNH ĐƯỢC CHIẾN THẮNG TRONG CUỘC BẦU CỬ
Những nghịch lí trong bỏ phiếu
Những hệ thống bỏ phiếu khác
Vô minh duy lí
Động cơ của cử tri
Dịch chuyển vào giữa
Huyền thoại về cử tri duy lí
5. SỰ BẠO NGƯỢC CỦA CÁC NHÓM THIỂU SỐ
Những lợi ích tập trung và phân tán
Hoạt động chính trị của các nhóm lợi ích
Vấn đề tổ chức
Xây dựng liên minh
Cách hành xử của liên minh
Từ liên minh đến mua bán phiếu
6. THỊ TRƯỜNG PHIẾU: MUA BÁN PHIẾU
Mua bán phiếu ngầm và mua bán công khai
Mua bán phiếu lan tràn
Mua bán phiếu trong cơ quan lập pháp
Ảnh hưởng của mua bán phiếu
Các vấn đề khác do mua bán phiếu gây ra
Hạn chế mua bán phiếu
7. LỢI ÍCH CHÍNH TRỊ: TÌM KIẾM ĐẶC LỢI
Sức cám dỗ của tìm kiếm đặc lợi
Chi phí và biến dạng
Tính toán chi phí
Tổn thất về chính trị
8. TIỀN TRẢ CHO CHÍNH TRỊ GIA
Các nhà lập pháp và chúng ta
Lợi ích chính trị của các chính trị gia
Những nguy hiểm của động cơ tìm kiếm phiếu bầu
Ngăn chặn các nhà lãnh đạo
9. KHUYẾN KHÍCH CÁC QUAN CHỨC
Quan chức và ngân sách
Nguồn gốc quyền lực của bộ máy quản lí hành chính
Ngăn chặn bộ máy quản lí hành chính
Thêm một vài câu hỏi
10. VAI TRÒ CỦA HIẾN PHÁP
Chi phí của quá trình ban hành quyết định
Nội dung của hiến pháp
Hiến pháp tài chính của Buchanan
Chế độ liên bang
Các vấn đề và nguyên tắc
11. THÀNH TỰU VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ CÒN TỒN TẠI
Một số thành tựu
Vấn đề tư lợi
Lựa chọn công của những người tư lợi?
12. TẦM NHÌN HIỆN TẠI VÀ TƯƠNG LAI
Xem xét lại những tư tưởng cũ
Những cuộc tranh luận của thế hệ thứ hai
Những người tiên phong thuộc thế hệ thứ ba
Lí thuyết trò chơi
Tiềm năng
Thuật ngữ
Những mốc chính
Tài liệu đọc thêm
4) Điểm nhấn
Ngoài ra, trên thị trường, chúng ta có thể mua hoặc không mua bất kì sản phẩm riêng lẻ nào trong số rất nhiều sản phẩm cực kì đa dạng. Chúng ta có thể mua đào và mơ mà không bị buộc phải mua thịt bò và thịt xông khói cùng một lúc, điều đó là tốt, nếu bạn là một người ăn chay. Nhưng, trong cuộc bầu cử, chúng ta không lựa chọn các dự án riêng lẻ, mà bỏ phiếu cho một gói toàn bộ các chính sách, có thể bao gồm những vấn đề khác nhau như hiện tượng nhập cư, trường học, y tế, phúc lợi, chi tiêu công, thuế và trại giam. Chúng ta có thể thích một số chính sách của gói, nhưng không thích những chính sách khác; nhưng không may là, chúng ta không thể lựa ra và chọn.
[...]
Lí thuyết Lựa chọn công còn cho thấy một thất bại nữa của hệ thống chính trị, đấy là bỏ phiếu mang tính chiến lược hay chiến thuật. Trong các giao dịch trên thị trường, bạn lựa chọn và bạn sẽ nhận được món hàng hay dịch vụ mà bạn muốn. Trong chính trị, bạn có thể thể hiện sự lựa chọn của mình trong cuộc bầu cử, nhưng bạn có thể nhận được cái mà bạn ghét.
(Trích chương Ai cần chính phủ)