I. THÔNG SỐ SÁCH
Tên sách: Báo cứu quốc 1942 - 1954
Biên soạn: Nguyễn Văn Hải
Số trang: 464 trang
Khổ sách: 16 x 24 cm
Loại sách: bìa mềm
II. GIỚI THIỆU SÁCH
1.Tác giả
Tác giả cuốn sách, ông Nguyễn Văn Hải, là một thanh niên yêu nước tham gia hoạt động cách mạng từ những năm 39, 40 thế kỷ trước, bị địch bắt tù đày và trở thành người cộng sản từ trong nhà tù. Khi Cách mạng tháng Tám thành công ông tham gia ban Trị sự báo Cứu Quốc rồi làm quản lý báo đến cuối cuộc kháng chiến chống Pháp.
2. Mục lục
Lời giới thiệu 9
Về việc biên soạn tập sách báo Cứu Quốc 1942-1977
Chương một
Báo Cứu Quốc trong thời kỳ Đảng lãnh đạo toàn dân nổi dậy cướp chính quyền (9/1939-6/1945)
I. Khái quát tình hình chung và hoạt động của báo chí cách mạng những năm 1939-1945 21
II. Báo Cứu Quốc ra đời tháng 1/1942 đến trước ngày 19/8/1945
Chương hai
Báo Cứu Quốc từ Cách mạng tháng Tám 1945 đến ngày kháng chiến toàn quốc 19/12/1946
I. Cách mạng tháng Tám thắng lợi. Chính quyền mới trước những khó khăn vô cùng to lớn. Đường lối, chủ trương của Đảng
trong cuộc đấu tranh bảo vệ và củng cố chính quyền, chuẩn bị cuộc kháng chiến toàn quốc:
II. Tình hình báo chí sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 và trong năm 1946
III. Số báo Cứu Quốc công khai đầu tiên - xây dựng cơ sở vật chất cho tờ báo
IV. Báo Cứu Quốc phục vụ các nhiệm vụ chính trị
V. Chuẩn bị cơ sở vật chất của báo Cứu Quốc cho cuộc kháng chiến toàn quốc
Phụ lục I: Toàn văn bản "Tuyên ngôn độc lập"đăng trên báo Cứu Quốc số 36 ngày 5/9/1945
Phụ lục II: Toàn văn Hiệp định sơ bộ 6/3/1946 đăng trên báo Cứu Quốc ngày 8/3/1946
Phụ khoản: Đính theo hiệp định sơ bộ của Chính phủ Cộng hoà Pháp và Chính phủ Việt Nam
Phụ lục III: Toàn văn Tạm ước 14/9/1946 đăng trên báo Cứu Quốc ngày 20/9/1946
Chương ba
Báo Cứu Quốc trong cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp xâm lược (19/12/1946-7/1954)
I. Đường lối kháng chiến và tình hình chung của báo chí trong kháng chiến
II. Thời kỳ từ 19/12/1946 đến tháng 10/1947
A - Báo Cứu Quốc đi vào kháng chiến tổ chức nhà in và các điều kiện vật chất cho tờ báo tiếp tục xuất bản hàng ngày
B. Báo Cứu Quốc 1947 - Việc chuẩn bị thành lập các chi nhánh
III. Thời kỳ từ cuối năm 1947 đến cuối năm 1950
A. Mấy nét về đặc điểm tình hình chung
B. Xây dựng cơ sở vật chất tờ báo trong thời kỳ mới
C. Nội dung báo phục vụ các nhiệm vụ chính trị: 173
D. Tạp chí Cứu Quốc -
Triển lãm hội hoạ kháng chiến - nhà xuất bản Cứu Quốc
IV. Thời kỳ từ năm 1951 đến tháng 9/1954
A. Giai đoạn mới của cuộc kháng chiến với những sự kiện lớn:
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng,
Đại hội toàn quốc thống nhất Việt Minh - Liên-Việt.
Cải cách ruộng đất, chiến dịch Điện Biên Phủ,
hội nghị Giơ-ne-vơ về Đông Dương, kết thúc chiến tranh...
B. Một số cải tiến về tổ chức, hình thức nội dung
báo Cứu Quốc trong giai đoạn mới
C. Nội dung báo phục vụ các nhiệm vụ chính trị
Chương bốn
Hồ Chủ tịch viết báo Cứu Quốc
Kết luận
Sách tham khảo
Theo chân người làm báo - Hồi ký
1. Báo Cứu Quốc thời kỳ bí mật 1/1942-8/1945
2. Báo Cứu Quốc thời kỳ từ Cách mạng tháng Tám năm 1945 đến
kháng chiến toàn quốc 19/12/1946
3. Báo Cứu Quốc từ toàn quốc kháng chiến (12/1946)
đến Chiến dịch Việt Bắc cuối 1947
4. Báo Cứu Quốc từ sau Chiến dịch Việt Bắc cuối 1947 đến hết năm 1949
5. Báo Cứu Quốc năm 1950
6. Báo Cứu Quốc và người đọc
Vài dòng về tác giả
3) Lời giới thiệu
Đây là công trình biên soạn của ông Nguyễn Văn Hải (1916-2002), một trong những người phụ trách điều hành và quản lý báo Cứu Quốc hầu như suốt thời kỳ kháng chiến chống Pháp. Điều đáng ngạc nhiên là một công trình biên soạn về một giai đoạn lịch sử của tờ báo chính thống, đã căn bản hoàn thành từ những năm 1980, vậy mà đến nay, hơn 30 năm trôi qua, vẫn còn ở dạng di cảo!
Chắc hẳn mọi người đều biết, điểm kết thúc tờ báo mang tên Cứu Quốc là số báo 3835 ra ngày 28/1/1977; bởi từ ngày 5/2/1977, báo Cứu Quốc (1942-1977) đã sáp nhập với hai tờ báo khác, là báo Thống Nhất (xuất bản tại Hà Nội, 1957-1977, cơ quan của Ủy ban Thống nhất Trung ương), và báo Giải Phóng (xuất bản ở khu căn cứ kháng chiến miền Nam, 1964-1977, cơ quan ngôn luận của Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam) thành báo Đại Đoàn Kết (từ 1977 đến nay), cơ quan Trung ương của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
Đọc bản thảo này, ta được biết, việc biên soạn công trình Lịch sử báo Cứu Quốc 1942-1977 đã được dự định và tổ chức thành tập thể mà các thành viên đều là những người từng tham gia điều hành, quản lý tờ báo, như Xuân Thuỷ (chủ nhiệm báo), Lê Viên, Nguyễn Văn Hải, Nguyễn Thành Lê, Tô Hoài, Như Phong, Nguyễn Tiêu; thế nhưng trên thực tế, chỉ có phần báo “Cứu Quốc giai đoạn 1942-1954” do ông Hải được phân công viết là được hoàn thành.
Ông Nguyễn Văn Hải là người được giao soạn đề cương 20 trang để đưa ra trong cuộc họp nhóm soạn giả (tháng 8/1982), rồi cũng là người viết phần hồi ký 100 trang đánh máy chuyển cho các thành viên nhóm soạn giả xem để góp ý kiến (trong năm 1983). Từ các phác thảo này, trong cuộc họp đầu năm 1984, ông Xuân Thuỷ đề nghị các thành viên nhóm viết hồi ký để đăng dần trên tờ Đại Đoàn Kết.
Chính quá trình tìm đọc lại tài liệu báo Cứu Quốc qua các thời kỳ lịch sử, cùng với việc nhớ lại, ghi lại các sự việc, tình tiết thuộc hoạt động làm báo, tổ chức in ấn, phát hành báo, nhất là những năm làm báo trong bí mật, làm báo trong các vùng căn cứ kháng chiến, v.v., đã thành tựu dưới tay bút ông Nguyễn Văn Hải một công trình tuy không thật đồ sộ nhưng hiển nhiên là một tập hợp mô tả và ghi nhớ của chính người trong cuộc về các chặng đường hoạt động của báo Cứu Quốc.
Bạn đọc có thể thắc mắc về lý do khiến bản thảo Báo Cứu Quốc 1942-1954 hoàn thành từ năm 1986 nhưng đã không được in thành sách, dù đã 30 năm trôi qua; điều này có thể sẽ có người tìm hiểu và đưa ra câu trả lời.
Tuy nhiên, đối với công chúng và giới nghiên cứu, bản thảo này sau 30 năm không được công bố, đã trở thành một di cảo chứ không chỉ là một bản thảo thông thường. Công trình biên khảo chứa đựng trong bản thảo này đã hình thành trong những điều kiện khác biệt rất nhiều so với cuộc sống hôm nay. Cả đối tượng mà công trình này miêu tả lẫn tâm thế người soạn thảo những nội dung biên khảo này, đối với các thế hệ hôm nay, đều đã gần như trở thành một thứ “quá khứ tuyệt đối” trong đó người ta sống như vậy, suy nghĩ như vậy, không thể khác. Do vậy, theo tôi, công trình này cần được đặt vào không khí đời sống những năm đầu thập niên 1980; nó cần được bạn đọc tiếp cận trong nguyên dạng bản thảo sau cùng của tác giả. Ngay đối với những nội dung mà chính tác giả cho là còn cần được sửa chữa hay rút ngắn lại, thiết nghĩ, cũng nên “đóng băng” ở nguyên dạng. Người đọc, nhà nghiên cứu, nếu phát hiện những sai sót nào đó, chỉ có thể nêu trong ý kiến phê bình, không nên chuyển thành sự sửa chữa vào văn bản của tác giả.
Báo chí tiếng Việt mới có một lịch sử chừng trên dưới 150 năm; bộ phận được phân lập ra thành “báo chí cách mạng” mới có lịch sử gần 100 năm. Tuy thế, số lượng đầu báo (titre, còn gọi là “tên” báo) từng có, nay đã phải tính bằng 4 chữ số. Vậy nhưng nhìn vào số sách báo nghiên cứu về lịch sử báo chí thì lại thấy chúng thưa mỏng đến mức đáng ngại! Đấy là một khiếm khuyết rất đáng tiếc trong hoạt động của giới nghiên cứu lịch sử báo chí ViệtNamnói riêng, nghiên cứu xã hội-nhân văn nói chung. Chính công trình như công trình này, dù được công bố quá muộn so với nỗ lực của tác giả, vẫn chưa hề bị các đồng nghiệp nghiên cứu trẻ hơn đuổi kịp.
Xin trân trọng giới thiệu công trình Báo Cứu Quốc 1942-1954 của tác giả Nguyễn Văn Hải với đông đảo bạn đọc.
Hà Nội, tháng Năm 2017
LẠI NGUYÊN ÂN