I) THÔNG SỐ SÁCH
Tên sách: Cái toàn thể và trật tự ẩn
Tác giả: David Bohm
Dịch giả: Tiết Hùng Thái
Hiệu đính: Trần Tiễn Cao Đăng
Khổ sách: 13x20,5 cm
Số trang: 454 trang
Loại bìa: Bìa mềm, tay gập
Tủ sách: Tinh hoa
II) Giới thiệu sách
Đôi dòng về tác giả:
Joseph David Bohm là một nhà vật lí lượng tử người Anh. Ông nguyên là giáo sư danh dự Đại học Birkbeck thuộc Đại học Tổng hợp London. Ông là tác giả nhiều cuốn sách và bài báo, trong đó có Thuyết nhân quả và Ngẫu nhiên trong Vật lý hiện đại, Cái toàn thể và Trật tự ẩn, Vũ trụ không phân chia (viết cùng với Basil Hiley). David Bohm là một trong những người có nhiều ảnh hưởng tới mô hình lí thuyết hiện đại. Sự thách thức của Bohm với những hiểu biết thông thường về lí thuyết lượng tử đã khiến các nhà khoa học suy nghĩ lại về những việc họ đang làm, đặt câu hỏi về bản chất của lí thuyết mà họ đang theo đuổi và xác định phương pháp luận khoa học của họ.
Về tác phẩm:
Cái toàn thể và trật tự ẩn là cuốn sách kinh điển của của David Bohm. Trong cuốn sách này, ông đã phát triển lí thuyết về vật lí lượng tử, bao gồm cả vật chất và ý thức. Ông đưa ra một lí thuyết khoa học giải thích vũ trụ và bản chất của thực tế. Những lập luận trong cuốn sách được trình bày rõ ràng, mạch lạc và không sử dụng thuật ngữ kĩ thuật để các độc giả không chuyên có thể tiếp cận với cuốn sách dễ dàng hơn. Cuốn sách được Resurgence đánh giá là “một trong những cuốn sách quan trọng nhất của thời đại chúng ta”.
***
Mục lục
Lời cảm ơn
Lời nói đầu
- Sự phân mảnh và cái toàn thể
- Rheomode – một thí nghiệm với ngôn ngữ và tư duy
- Thực tại và tri thức được xem xét như quá trình
- Những biến ẩn trong cơ học lượng tử
- Thuyết lượng tử như một dấu chỉ một trật tự mới trong vật lý
Phần A: Sự phát hiện những trật tự mới qua lịch sử vật lý học
- Thuyết Lượng tử như một dấu chỉ một trật tự mới trong vật lý
Phần B: Trật tự ẩn tàng và trật tự hiển lộ trong quy luật vật lý
- Vũ trụ cuốn vào – giờ ra và ý thức
Thuật ngữ
***
Bình luận sách
“Cuốn sách này là một tập hợp các tiểu luận (xem Lời cảm ơn) trình bày quá trình phát triển tư tưởng của tôi trong vòng hai mươi năm qua. Có lẽ cần đôi lời giới thiệu về những vấn đề nguyên tắc sẽ được thảo luận và sự liên hệ bới nhau giữa chúng.
Tôi muốn nói rằng trong tác phẩm khoa học và triết học này, mối quan tâm chủ yếu của tôi là việc thấu hiểu bản chất của thực tại nói chung và ý thức nói riêng, như một toàn thể cố kết, mạch lạc, nó không bao giờ đứng yên và hoàn thành, mà là một quá trình bất tận của vận động và khai mở. Bởi vậy, khi nhìn lại, tôi thấy từ khi còn là một đứa trẻ tôi đã hết sức hứng thú với câu đố thật bí hiểm về bản chất của vận động. Bất cứ khi nào người ta nghĩ về một điều gì đó, dường như người ta đều hiểu nó như là tĩnh tại, hoặc như một loạt những hình ảnh tĩnh tại. Thế nhưng, trong trải nghiệm thực tế về vận động, người ta cảm thấy một quá trình liên tục, không đứt đoạn của dòng chảy, mà hàng loạt những bình ảnh tĩnh tại trong tư duy có liên hệ với nó như một loạt những bức ảnh “tĩnh” chụp nhanh có thể có liên hệ với hình ảnh một chiếc xe đang lao nhanh. Thật ra vấn đề có bản chất triết học này đã được nêu ra cách đây hơn 2.000 năm trong những nghịch lý của Zeno, thế nhưng cho đến nay vẫn chưa thể nói là đã có câu trả lời thỏa đáng.”
(Trích Lời nói đầu, Cái toàn thể và trật tự ấn, David Bohm, NXB Tri thức, 2011)