I. THÔNG SỐ SÁCH
Tên sách: Lịch sử các lý thuyết truyền thông
Tác giả: Armand Mattelart & Michèle Mattelart
Dịch giả: Hồ Thị Hòa
Hiệu đính: Trần Hữu Quang
Số trang: 280 trang
Khổ sách: 13 x 20,5 cm
Loại sách: bìa mềm
Giá bìa: 80.000 VNĐ
Nhà xuất bản Tri thức: 2018
II. GIỚI THIỆU SÁCH
1.Tác giả
Armand Mattelart: Sinh năm 1936, tác giả của rất nhiều cuốn sách về phương tiện truyền thông, văn hoá và truyền thông, những công trình được ghi nhận giá trị về phương diện lịch sử và toàn cầu.
Michèle Mattelart: Sinh năm 1941, nhà nghiên cứu và người viết tiểu luận. Bà đã xuất bản nhiều tác phẩm về các phương tiện truyền thông, truyền thông và văn hoá.
2. Tác phẩm
Công trình này ra đời nhằm mục đích phân tích và giải thích sự đa diện và sự bùng nổ của phạm vi nghiên cứu về truyền thông, mà về mặt lịch sử, đã luôn nằm trong sự tranh chấp giữa các hệ thống vật thể và các hệ thống phi vật thể, giữa bình diện sinh học và bình diện xã hội, giữa tự nhiên và văn hóa, giữa các công cụ kỹ thuật và ngôn từ, giữa kinh tế và văn hóa, giữa các nhãn giới vi mô và vĩ mô, giữa ngôi làng và toàn cầu, giữa tác nhân và hệ thống, giữa cá nhân và xã hội, giữa tự do ý chí và các xu hướng quyết định luận xã hội. Lịch sử các lý thuyết về truyền thông chính là lịch sử của những sự giằng co ấy và của những nỗ lực khác nhau nhằm liên kết hoặc không liên kết những cái vế vốn thường xuất hiện dưới dạng lưỡng phân, và đối lập nhị phân hơn là dưới các cấp độ phân tích. Trong các bối cảnh lịch sử khác nhau, bằng những lối diễn đạt khác nhau, những sự căng thẳng và đối kháng này, vốn là khởi nguồn của những quan điểm độc tôn, đã không ngừng diễn ra trong một thời gian dài, và dẫn đến sự hình thành của các trường phái, các trào lưu và các xu hướng.
3. Mục lục
Lời nói đầu
I. Cơ thể xã hội
1. Khám phá ra những sự trao đổi và những dòng lưu chuyển
2. Quản trị số đông
II. Các nhà duy nghiệm của Tân Thế giới
1. Trường phái Chicago và sinh thái học nhân văn
2. Nghiên cứu Truyền thông Đại chúng (Mass Communication Research)
III. Lý thuyết thông tin
1. Thông tin và hệ thống
2. Nguồn gốc điều khiển học
IV. Công nghiệp văn hóa, ý thức hệ và quyền lực
1. Lý thuyết phê phán
2. Cấu trúc luận
3. Trường phái “Nghiên cứu văn hóa” (Cultural Studies)
V. Kinh tế học chính trị
1. Sự phụ thuộc về mặt văn hóa
2. Các ngành công nghiệp văn hóa
VI. Trở lại với cái thường nhật
1. Phong trào liên chủ thể
2. Dân tộc chí về công chúng
VII. Sự chi phối của truyền thông
1. Hình ảnh mạng lưới
2. Một thế giới và các xã hội
Kết luận
Danh mục tham khảo
Bảng chỉ mục các tác giả
4. Điểm nhấn
Trước sự thất bại của ý thức hệ duy lý về sự tiến bộ tuyến tính và liên tục, truyền thông đã kế tục và thể hiện như một tham số tiêu biểu nhất trong sự tiến hóa của loài người, vào một thời điểm lịch sử mà nó tìm kiếm một ý nghĩa cho tương lai của chính bản thân nó một cách vô vọng.
(Trích Kết luận)