I. THÔNG SỐ SÁCH
Tên sách: Vật lí ngày nay
Tác giả: Cao Chi
Số trang: 440 trang
Khổ sách: 16x24 cm
Loại sách: bìa mềm
Giá bìa: 125.000 VNĐ
II. GIỚI THIỆU SÁCH
I. Tác giả:
G.S Cao Chi sinh năm 1931 tại Tư Nghĩa, Quảng Ngãi, chuyên gia vật lý lý thuyết, vật lý hạt nhân, là cộng tác viên khoa học Việt Nam tại Viện Liên Hiệp nghiên cứu hạt nhân Doubla, Nga (1963 – 1968, chuyên viên cao cấp Viện Khoa học Kỹ thuật Hạt nhân, Viện Năng lượng Nguyên tử Việt Nam. Tác giả nhiều công trình khoa học về hấp dẫn, đối xứng, ứng dụng hình học vào lý thuyết trường, nhiều bài viết về năng lượng hạt nhân và phổ biến khoa học đăng tải trên các tạp chí, các tổng quan trên hai tập kỷ yếu do NXB Tri thức ấn hành.
Max Planck, Người khai sáng thuyết lượng tử: Kỷ yếu mừng sinh nhật thứ 150 (1858 – 2008) (2009)
150 thuyết tiến hóa và Charles Darwin – Kỷ yếu 2009, tập 2 (tháng 1/2010)
Đồng dịch giả cùng với Phạm Văn Thiều (cuốn Lược sử thời gian của Stephen Hawking)
II. Tác phẩm:
Cuốn sách này có thể xem như phần tiếp theo của cuốn Vật lí hiện đại - Những vấn đề thời sự từ Bigbounce đến Vũ trụ toàn ảnh, NXB Tri thức, in năm 2011 và tái bản lần thứ nhất năm 2014.
Cũng như cuốn sách trước mục đích của cuốn sách này là chia sẻ với bạn đọc những thông tin thời sự về vật lí hiện đại cập nhật đến đầu năm 2016. Để đọc cuốn sách này cần một trình độ và một sự cố gắng nhất định, nhưng tác giả tin rằng nội dung cuốn sách sẽ được dễ dàng tiếp cận đối với nhiều bạn đọc quan tâm đến vật lí từ nhiều chuyên ngành vật lí và ngoài vật lí. Cuốn sách sẽ đem lại nhiều kiến thức cơ bản cần thiết để am hiểu những vấn đề thời sự của vật lí.
Cuốn sách này gồm 9 chương, mỗi chương gồm nhiều mục. Các mục được thiết kế để đọc gần như độc lập với các mục khác. Do đó có nhiều đoạn ngắn cần hồi dẫn. Mỗi mục có thể làm tư liệu gợi ý đến nhiều vấn đề khác. Tài liệu tham khảo được kèm theo các mục để bạn đọc tiện đường tham chiếu.
Những nội dung chính của cuốn sách là các vấn đề mới và thời sự:
III. Mục lục
Lời giới thiệu
Lời nói đầu
CHƯƠNG I. VŨ TRỤ
I.1. Quá trình dãn nở có gia tốc của vũ trụ
I.2. Chi tiết lí thuyết về vũ trụ dãn nở có gia tốc
I.3. Tôpô của vũ trụ
I.4. Sóng hấp dẫn
I.5. Sóng hấp dẫn lạm phát: Tín hiệu quan trọng về sự thống nhất hấp dẫn và lượng tử
I.6. Kết quả sơ bộ của nhóm BICEP2
I.7. Sự hợp tác giữa BICEP2 và Planck
I.8. Sóng hấp dẫn đã được phát hiện như thế nào?
I.9. Truy tìm hành tinh thứ 9
CHƯƠNG II. LỖ ĐEN
II.1. Mô hình tường lửa quanh lỗ đen
II.2. Có thể chế tạo lỗ đen trên LHC-Gravity’s rainbow-
CHƯƠNG III. CƠ HỌC LƯỢNG TỬ
III. 1. Vật liệu 2-D GRAPHENE
III.2. Giả tinh thể
III.3. Thế giới lượng tử - Cơ học lượng tử có thể áp dụng cho thế giới vĩ mô
III.4. Cơ học lượng tử và công nghệ thông tin
III.5. Đột sinh vật chất từ chân không
III.6. Tính không định xứ (non locality) và không hiện hữu (non realism)
III.7. Cơ học lượng tử Bayesianism
III.8. Điều Einstein không nghĩ đến liên đới lượng tử trong cơ học lượng tử và hình học trong
lí thuyết tương đối rộng
CHƯƠNG IV. THỜI GIAN
IV.1. Du hành trong thời gian về tương lai
IV.2. Du hành trong thời gian về quá khứ
CHƯƠNG V. HẠT CƠ BẢN
V.1. Siêu đối xứng - Một khủng hoảng trong vật lí?
V.2. Preon có thể là hạt cơ bản hơn quark và lepton
V.3. Hạt higgs
V.4. Tiếp sau higgs là ED?
V.5. Hạt higgs và vật lí hiện đại
V.6. Gluon đã kết dính vật chất lại như thế nào?
V.7. Dao động neutrino và những tín hiệu của trang vật lí mới (Nobel Vật lí 2015)
CHƯƠNG VI. HẠT NHÂN
VI.1. Lò phản ứng Leslie Dewan và Mark Massie
VI.2. Phục hưng Hạt nhân (Nuclear renaissance)
VI.3. Xu hướng công nghiệp hạt nhân tiên tiến
CHƯƠNG VII. TOÁN VÀ VẬT LÍ
VII.1. Vì sao toán học hoạt động có hiệu quả?
VII.2. Xích Markov
VII.3. Máy tính lượng tử tôpô
CHƯƠNG VIII. CÁC aLÍ THUYẾT THỐNG NHẤT
VIII.1. Lí thuyết hấp dẫn lượng tử vòng (LQG)
VIII.2. Tại sao Hawking chưa có giải Nobel?
VIII.3. Giả thuyết vũ trụ toán học (MUH - Mathematical Universe Hypothesis) của MAX TEGMARK
VIII.5. Hội thảo Vật lí-Triết học tại Munich (tháng 12/2015) không đạt được nhất trí 355
VIII.2. Bí ẩn của năng lượng tối
CHƯƠNG IX. SINH HỌC VÀ VẬT LÍ
IX.1. Con gà có trước hay quả trứng có trước
IX.2. Nguồn gốc sự sống trên trái đất
IX.3. Một số thông tin ban đầu từ các quan điểm vật lí về vấn đề vật chất sống (living)
và không sống (non-living)
IX.4. Mô phỏng sự sống
IX.5. Cô đơn trong vũ trụ
IX.6. Các cơ chế sửa lỗi DNA
Bảng chỉ mục