divivu logo
Triết học của tự do
| Chia sẻ |
Triết học của tự do
Cập nhật cuối lúc 09:56 ngày 09/11/2021, Đã xem 476 lần
  Đơn giá bán: 140 000 đ
  Model:   Bảo hành: 255 Tháng
  Tình trạng: Còn hàng
Hãng vận chuyển Xem chi tiết
Từ: Hà Nội Chuyển đến:
Số lượng: Quyển Khối lượng: 0 g
Phí vận chuyển: 0 Gộp vào đơn hàng
Tổng chi phí: 140 000 đ
Nhà cung cấp (Đã được xác thực)
Nhà xuất bản Tri thức
Nhà xuất bản Tri thức
Tầng 1 - Tòa nhà VUSTA - 53 Nguyễn Du - Quận Hai Bà Trưng - Hà Nội , Hai Bà Trưng, Hà Nội
http://nxbtrithuc.com.vn
84 - 024 - 39454661
lienhe@nxbtrithuc.com.vn
Chưa cập nhật hỗ trợ trực tuyến
Chi tiết sản phẩm

I) THÔNG SỐ SÁCH

Tên sách: Triết học của tự do

Tác giả: Nicolai Alexandrovich Berdyaev

Khổ sách : 16 x 24

Số trang: 320 trang

Loại bìa: Bìa mềm, tay gập

 

 

II) GIỚI THIỆU SÁCH

1)      Tác giả

N.A. Berdyaev (1874 – 1948) là triết gia Nga nổi tiếng của thế kỷ XX. Năm 1922 ông cùng nhiều trí thức và những người hoạt động văn hóa nổi tiếng khác bị trục xuất khỏi nước Nga xô viết. Sau khi bị trục xuất ông sống ở Đức rồi định cư ở Pháp. Ông cùng với S.L.Frank và S.L.Bulgakov là những người đặt cơ sở cho sự phục hưng nên triết học tôn giáo Nga. Ông đã xây dựng triết học về bản diện cá nhân và tự do trong tinh thần của chủ nghĩa hiện sinh. N.A. Berdyaev được xem là người có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của chủ nghĩa hiện sinh Pháp. Ông mất năm 1948 tại ngoại ô Paris ngay trên bàn làm việc. 

2) Lời tựa 

Tên gọi của cuốn sách này đòi hỏi phải được giải thích rõ. Triết học của tự do ở đây không có nghĩa là nghiên cứu vấn đề về tự do như một trong các vấn đề của triết học, tự do ở đây không có nghĩa là khách thể. Triết học của tự do ở đây có nghĩa là triết học của những người tự do, là triết học xuất phát từ tự do, trái ngược với triết học của nô lệ, với triết học xuất phát từ tính tất yếu, tự do có nghĩa là trạng thái của chủ thể đang triết lí. Triết học của tự do là triết học tôn giáo, là triết học trực giác, là triết học của những người con đẻ, chứ không phải là triết học của lũ con nuôi. Kim chỉ nam của cuốn sách này xuất phát từ tự do ngay từ đầu, chứ không dẫn tới tự do ở cuối. Không nên rút tự do ra từ bất kì cái gì, tự do chỉ có thể hiện diện ngay từ đầu ở trong nó. Cũng không nên rút ra sự thật về Chúa, nó mở ra trong ánh chớp, nó được đem lại toàn bộ trong Mặc khải. Niềm tin bất di bất dịch, không lay chuyển rằng, sự thật được đem lại trong trực giác thần bí, rằng không nên tiến lên, không nên vươn xa nếu không có điểm tựa là thành trì của Chúa, không có sự trợ giúp là hồng ân, khi bị bỏ rơi và cô độc, bị chia cắt với linh hồn thế gian, - niềm tin này quy định cách thức trình bày cuốn sách này. Cuốn sách này chủ ý sử dụng phương pháp xuất phát, chứ không phải phương pháp đi đến, xuất phát từ những gì đã được Mặc khải, đã nhìn thấy như ánh sáng, chứ không phải đi đến cái vẫn chưa được Mặc khải, chưa nhìn thấy và chìm đắm vào bóng tối. Mọi nhà tư tưởng thần bí đều đi theo con đường này; ví dụ, người có tinh thần gần gũi với tôi là Franc Baader đã đi như vậy. Triết học Kitô giáo, hay thần trí luận (теософия), trong cuốn sách này không đặt kì vọng vào “tính khoa học” mà vào tính chân thực. Kì vọng này có cơ sở của nó là sự thật không phải do tôi bịa đặt và khám phá ra, vì tôi truyền bá Kitô giáo. Tính khoa học không phải là tiêu chí duy nhất, tiêu chí tối hậu về tính chân thực.

 

Thiết nghĩ, cuốn sách này có sự thống nhất nội tại và tính nhất quán nội tại, mặc dù không có đủ sự thống nhất bên ngoài và sự nhất quán bên ngoài. Các phần của cuốn sách này được viết ở những thời gian khác nhau và nhiều đoạn đã được đăng tải trên “Các vấn đề triết học và tâm lí học”. Bây giờ, các đoạn này được chỉnh sửa, một số phần mới được viết, và được đưa vào một cuốn sách không có hệ thống nhưng phản ánh một trực giác trực quan và thụ cảm quan triết học tôn giáo về thế giới. Tôi sẽ vui mừng, nếu cuốn sách này làm gay gắt hơn nữa hàng loạt vấn đề triết học tôn giáo mang tính thời sự trong ý thức hiện đại, đặc biệt là trong ý thức của những người bắt đầu đi theo con đường tôn giáo thần bí. Bây giờ không phải là thời gian xây dựng các hệ thống hoàn tất và có luận cứ. Bây giờ, triết học tôn giáo phải là biểu hiện và sáng tạo của cuộc sống. Bây giờ, tính kì quặc của triết lí có thể phản ánh đúng tính antinomia của đời sống tôn giáo. 

Việc phân chia thành hai kiểu cảm quan thế giới và quan hệ thế giới - khoa thần bí ma thuật - trở thành cơ sở cho “triết học của tự do”. Khoa thần bí hiện diện trong lĩnh vực tự do, trong nó có bước đột phá mang tính siêu việt từ tính tất yếu tự nhiên vào tự do của đời sống tinh thần. Ma thuật hiện diện trong lĩnh vực tất yếu, không vượt khỏi gông xiềng tự nhiên. Con đường ma thuật trong mọi lĩnh vực đều dễ dàng trở thành con đường của thần nhân (человекобожество). Con đường thần bí cần phải trở thành con đường của nhân thần (богочеловечество). Triết học của tự do là triết học của nhân thần. 

Moscow, Tháng Giêng, Năm 1911

Москва. Январь. 1911 года

 

3) Mục lục 

Lời nhà xuất bản                                                                            

Lời tựa                                                             

PHẦN THỨ NHẤT

Chương I        Triết học và tôn giáo                                           

Chương II       Niềm tin và tri thức                                              

Chương III      Vấn đề nhận thức luận                                      

Chương IV     Về nhận thức luận bản thể                               

PHẦN THỨ HAI

Chương V      Nguồn gốc của cái ác và mục đích của lịch sử      

Chương VI     Về tự do Kitô giáo                                               

Chương VII    Thần bí và giáo hội                                             

PHỤ LỤC        Phiva tinh tế                                                          

Nhận xét sản phẩm
Chưa có nhận xét gì về sản phẩm
Hãy đăng nhập để viết nhận xét cho sản phẩm