divivu logo
Các nguyên lý của triết học pháp quyền
| Chia sẻ |
Các nguyên lý của triết học pháp quyền
Cập nhật cuối lúc 12:07 ngày 03/08/2018, Đã xem 500 lần
  Đơn giá bán: 240 000 đ
  Model:   Bảo hành: 0 Tháng
  Tình trạng: Hết hàng
Hãng vận chuyển Xem chi tiết
Từ: Hà Nội Chuyển đến:
Số lượng: Quyển Khối lượng: 0 g
Phí vận chuyển: 0 Gộp vào đơn hàng
Tổng chi phí: 240 000 đ
Nhà cung cấp (Đã được xác thực)
Nhà xuất bản Tri thức
Nhà xuất bản Tri thức
Tầng 1 - Tòa nhà VUSTA - 53 Nguyễn Du - Quận Hai Bà Trưng - Hà Nội , Hai Bà Trưng, Hà Nội
http://nxbtrithuc.com.vn
84 - 024 - 39454661
lienhe@nxbtrithuc.com.vn
Chưa cập nhật hỗ trợ trực tuyến
Chi tiết sản phẩm

I. THÔNG SỐ SÁCH

Tên sách: Các nguyên lý của triết học pháp quyền

Tác giả: G.W.F.Hegel

Dịch và chú giải: Bùi Văn Nam Sơn

Khổ sách: 16x24 cm

Số trang: 916 trang

Loại bìa: Cứng

Tủ sách Tinh hoa

 

II. GIỚI THIỆU SÁCH

1.... “Triết học pháp quyền” là tên gọi ngắn gọn và quen thuộc dành cho tác phẩm lừng danh mang đến hai nhan đề: “Các nguyên lý của triết học pháp quyền” (Grundlinien der Philosophie des Rechts)“Đại cương pháp quyền tự nhiên và khoa học về Nhà nước” (Naturrecht und Staatswissenschaft im Grundrisse) của Hegel sau khi tác giả của nó đã qua đời([2]). Từ đó, tên gọi ngắn gọn ấy mặc nhiên trở thành danh xưng cho một trong số không nhiều lắm những tác phẩm gây ảnh hưởng lớn nhất trong lịch sử của triết học chính trị. Nó nghiễm nhiên đứng vào hàng ngũ những tác phẩm kinh điển trong lĩnh vực này, bên cạnh “Cộng hòa” (Politeia) của Platon, “Chính trị học” của Aristoteles, “Leviathan” của Thomas Hobbes, “Siêu hình học về đức lý” (Metaphysik der Sitten) của Immanuel Kant… Có thể nói, đây là nỗ lực sau cùng của một thứ Philosophia practica universalis trong lịch sử triết học, thực sự bao trùm hầu hết mọi chủ đề liên quan đến đời sống thực hành của con người.

Hơn thế nữa, tên gọi “triết học pháp quyền” còn trở thành “sở hữu” riêng của Hegel, đánh dấu sự thắng lợi của ông về mặt thuật ngữ khi nó thay thế và bao hàm cả hai môn học truyền thống ở phương Tây: học thuyết về pháp quyền tự nhiên và học thuyết về Nhà nước. Chữ “pháp quyền”, trong trường hợp này, là thích hợp, vì nó không chỉ bao hàm “pháp luật” theo nghĩa hẹp mà cả “hiện thực Nhà nước”, tức các định chế chính trị, xã hội. Với sự ra đời của thuật ngữ này, trong hơn một trăm năm qua, người ta có cơ sở để phân biệt các lĩnh vực nghiên cứu khác nhau liên quan đến chủ đề “pháp quyền” hay “pháp luật”:

- .. pháp quyền hay pháp luật thực định (positives Recht/positiv right): pháp quyền được minh định và áp dụng trong những điều luật và những quy tắc có giá trị hiệu lực hiện hành (chẳng hạn, trong các bộ luật dân sự, hình sự hay thương mãi…).

-... triết học pháp quyền: đứng ở trung tâm sự xung đột có thể có giữa pháp quyền thực địnhpháp quyền lý tính. Ta chờ đợi ở pháp quyền thực định rằng nó tốt lành và công chính. Khi sự chờ đợi này không được thỏa ứng, việc nghiên cứu pháp quyền thực định trở thành sự phê phán pháp quyền thực định dựa vào khái niệm về pháp quyền công chính hay “đúng thật”. Pháp quyền thực định là đối tượng của chuyên ngành pháp lý, còn pháp quyền lý tính làm việc với những phương tiện của triết học pháp quyền, do đó, đối tượng của triết học pháp quyền chính là pháp quyền “đúng thật”.

-... một khi phủ nhận khả thể của một môn triết học pháp quyền khoa học, thì các vấn đề của nó không biến mất mà tái hiện trong “chính sách pháp luật”, chẳng hạn trong cương lĩnh của những đảng phái chính trị: những cương lĩnh ấy chứa đựng những khẳng quyết mang tính triết học pháp quyền, nhưng được trình bày theo giác độ của mỗi chính đảng, từ đó có thể nảy sinh sự xung đột giữa triết học pháp quyềnchính sách pháp luật.

-... Việc nhấn mạnh đến tính khoa học của một học thuyết về pháp quyền dẫn đến môn xã hội học về pháp quyền. Lĩnh vực này có tham vọng lý giải câu hỏi: “pháp quyền/hay sự công chính là gì bằng những phương tiện của các môn khoa học hiện đại. Phải chăng triết học pháp quyền là thừa thãi hoặc không thể có được? Nếu thế, không tránh khỏi có một quan hệ tranh chấp cần làm sáng tỏ giữa triết học pháp quyền và xã hội học pháp quyền.

-... bối cảnh ấy tạo nên khái niệm khó khăn nhất hiện nay: khái niệm về lý thuyết pháp quyền. Nếu nhìn nhận rằng tính công lý hay tính đúng thật của pháp quyền là không thể bàn cãi được một cách khoa học, nhưng đồng thời không muốn nhường mọi vấn đề triết học pháp quyền cho chính sách pháp luật, ắt sẽ rơi vào những khó khăn nghiêm trọng. Vậy phải tiếp cận những đối tượng nghiên cứu truyền thống của một “pháp quyền đúng thật” như thế nào bằng những phương tiện khoa học hiện đại? Sự đối lập giữa pháp quyền đúng thậtchủ nghĩa tương đối về pháp quyền đang trở nên gay gắt hơn bao giờ hết.

N Ộ I   D U N G

Các chữ viết tắt

Mấy lời giới thiệu và lưu ý của người dịch: TRIẾT HỌC PHÁP QUYỀN CỦA HEGEL: TỪ PHÁP QUYỀN TỰ NHIÊN-LÝ TÍNH ĐẾN PHÁP QUYỀN TỰ NHIÊN-TƯ BIỆN

G. W. F. HEGEL

CÁC NGUYÊN LÝ CỦA TRIẾT HỌC PHÁP QUYỀN HAY ĐẠI CƯƠNG PHÁP QUYỀN TỰ NHIÊN VÀ KHOA HỌC VỀ NHÀ NƯỚC

và các đoạn giảng thêm bằng miệng

Lời Tựa:

Chú giải dẫn nhập của người dịch (1: Lời Tựa)

Dẫn Nhập:

Khái niệm về Pháp quyền, Triết học Pháp quyền, Ý chí và Tự do §§1-32

Phân chia nội dung của triết học pháp quyền §33

Chú giải dẫn nhập (2: Dẫn nhập, §§1-33)

PHẦN MỘT

PHÁP QUYỀN TRỪU TƯỢNG

§§34-104

Chú giải dẫn nhập (3: Pháp quyền trừu tượng là gì? §§34-40)

Chương I: Sở hữu §§41-71

A: Chiếm hữu §§54-58

B: Sử dụng vật §§59-64

C: Xuất nhượng sở hữu §§65-70

Bước chuyển từ sở hữu sang hợp đồng §71

Chương II: Hợp đồng §§72-81

Chú giải dẫn nhập (4: Tư pháp như là luật về sở hữu và hợp đồng, §§54-81)

Chương III: Sự phi pháp [sự sai trái] §§82-104

A: Sự phi pháp ngay tình §§84-86

B: Sự lừa đảo §§87-89

C: Sự cưỡng bách và tội ác §§90-103

Bước chuyển của pháp quyền [trừu tượng] sang luân lý §104

Chú giải dẫn nhập (5: Sự phi pháp và học thuyết của Hegel về sự trừng phạt §§82-104)

PHẦN HAI

LUÂN LÝ

§§105-141

Luân lý §§105-114

Chương I: Chủ ý và Trách nhiệm §§115-118

Chương II: Ý định và sự An lạc §§119-128

Chương III: Cái Thiện và Lương tâm §§129-140

Bước chuyển từ Luân lý sang Đời sống đạo đức §141

Chú giải dẫn nhập (6: Luân lý §§105-141)

PHẦN BA

ĐỜI SỐNG ĐẠO ĐỨC

§§142-360

Chú giải dẫn nhập (7: Đời sống đạo đức: Khái niệm và cấu trúc §§142-157)

Chương I: Gia đình §§158-181

A: Hôn nhân §§161-169

B: Nguồn lực của gia đình §§170-172

C: Việc giáo dục con cái và sự giải thể của gia đình §§173-180

Bước chuyển từ gia đình sang xã hội dân sự §181

Chú giải dẫn nhập (8: Gia đình §§158-181)

Chương II: Xã hội dân sự §§182-256

A: Hệ thống những nhu cầu §§189-208

a. Loại hình nhu cầu và việc thỏa mãn chúng §§190-195

b. Loại hình của lao động §§196-198

c. Nguồn lực [và các “tầng lớp” trong xã hội dân sự] §§199-208

B: Việc quản trị và thực thi công lý §§209-229

a. Pháp quyền [hay Công lý] như là pháp luật §§211-214

b. Sự tồn tại-hiện có (Dasein) của pháp luật §§215-218

c. Tòa án §§219-229 596

C: Cảnh sát và Hiệp hội §§230-256

a. Cảnh sát §§231-249

b. Hiệp hội §§250-256

Chú giải dẫn nhập (9: Xã hội dân sự §§182-256)

Chương III: Nhà nước §§257-360

A: Luật Hiến pháp [hay luật công pháp nội bộ của Nhà nước] §§260-329

I. Hiến pháp nội bộ (xét riêng) §§272-320

a. Quyền lực của quốc vương §§275-286

b. Quyền hành pháp §§287-297

c. Quyền lập pháp §§298-320

II. Chủ quyền đối ngoại §§321-329

B: Công pháp quốc tế §§330-340

C: Lịch sử thế giới §§341-360

Chú giải dẫn nhập (10: Nhà nước §§257-360)

Nhận xét sản phẩm
Chưa có nhận xét gì về sản phẩm
Hãy đăng nhập để viết nhận xét cho sản phẩm