divivu logo
Con người trong thế giới tinh thần
| Chia sẻ |
Con người trong thế giới tinh thần
Cập nhật cuối lúc 10:47 ngày 20/12/2021, Đã xem 484 lần
  Đơn giá bán: 110 000 đ
  Model:   Bảo hành: 255 Tháng
  Tình trạng: Còn hàng
Hãng vận chuyển Xem chi tiết
Từ: Hà Nội Chuyển đến:
Số lượng: Quyển Khối lượng: 0 g
Phí vận chuyển: 0 Gộp vào đơn hàng
Tổng chi phí: 110 000 đ
Nhà cung cấp (Đã được xác thực)
Nhà xuất bản Tri thức
Nhà xuất bản Tri thức
Tầng 1 - Tòa nhà VUSTA - 53 Nguyễn Du - Quận Hai Bà Trưng - Hà Nội , Hai Bà Trưng, Hà Nội
http://nxbtrithuc.com.vn
84 - 024 - 39454661
lienhe@nxbtrithuc.com.vn
Chưa cập nhật hỗ trợ trực tuyến
Chi tiết sản phẩm

I) THÔNG SỐ SÁCH

Tên sách: Con người trong thế giới tinh thần

Tác giả: N. A. Berdyaev

Dịch giả: Nguyễn Văn Trọng

Khổ sách : 16 x 24

Số trang: 388 trang

Loại bìa: Bìa mềm, tay gập

 

II) GIỚI THIỆU SÁCH

1) Tác giả

N. A. Berdyaev là triết gia Nga nổi tiếng của thế kỉ XX. Ông sinh năm 1874 trong một gia đình quý tộc Nga ở Kiev. Năm 1894 ông vào học trường sĩ quan quân đội, nhưng cảm thấy môi trường không phù hợp nên đã chuyển sang học trường Đại học Kiev. Ông tham gia hoạt động trong phong trào sinh viên, và năm 1898 bị bắt giam một tháng. Sau đó ông bị đi đày ở miền Bắc (1901-1902).

Thời gian 1905-1906 ông cùng với S. N. Bulgakov thành lập tạp chí Những vấn đề của cuộc sống nhằm tập hợp những trào lưu mới trong lĩnh vực tư tưởng-văn hóa.

Năm 1920 ông được khoa Lịch sử-Ngữ văn trường Đại học Moscow bầu làm giáo sư.

Năm 1922 ông cùng nhiều trí thức và những người hoạt động văn hóa nổi tiếng khác bị trục xuất khỏi nước Nga Xô viết. Sau khi bị trục xuất ông đã ở Đức rồi định cư tại Pháp.

Ông cùng với S. L. Frank và S. N. Bulgakov là những người đặt cơ sở cho sự phục hưng nền triết học tôn giáo Nga. Ông đã xây dựng triết học về bản diện cá nhân và tự do trong tinh thần của chủ nghĩa hiện sinh. N. A. Berdyaev được xem là người có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của chủ nghĩa hiện sinh Pháp. Ông mất ngay tại bàn làm việc ở ngoại ô Paris năm 1948.

 

2) Tác phẩm

... N. A. Berdyaev cho rằng không thể có bản diện cá nhân nếu không tồn tại cái đứng cao hơn nó, nếu không có cái thế giới trên núi để bản diện cá nhân leo lên. Hiện hữu của bản diện cá nhân đòi hỏi phải có hiện hữu của các giá trị siêu cá biệt. Từ nhân học ông đi đến hiện hữu của Thượng Đế. Nhưng N. A. Berdyaev bác bỏ quan niệm Thượng Đế như sức mạnh thống trị thế gian và sử dụng con người vốn là tạo vật của mình như phương tiện để tự vinh danh mình. Ông quan niệm một Thượng Đế-bản diện cá nhân mong mỏi con người-bản diện cá nhân đáp lại lời hiệu triệu của Người và Người có thể giao lưu tình yêu với nó. Thượng Đế bộc lộ bản thân mình trong thế giới tinh thần của con người, nhưng Thượng Đế không cai quản thế gian như một quân vương. N. A. Berdyaev tự xem mình là tín đồ Kitô giáo, nhưng không ràng buộc bản thân với bất cứ giáo hội nào. Ông cho rằng cuộc sống tôn giáo bao giờ cũng là cuộc sống cá nhân riêng tư trong thâm nhập vào chiều sâu của nó. Ông viết rằng từ thời thơ ấu ông đã xác định kiểu tôn giáo của ông là tinh thần nội tâm và tự do.

Berdyaev cho rằng có ba trạng thái của con người, ba cấu trúc của ý thức có thể hàm nghĩa như “ông chủ”, “kẻ nô lệ” và “người tự do”. Ông chủ và kẻ nô lệ có tính tương liên, chúng không thể hiện hữu người này không có người kia. Còn người tự do hiện hữu tự thân nó, nó có trong bản thân mình phẩm chất riêng của nó mà không có tính tương liên với cái đối lập với nó. Ông chủ là ý thức hiện hữu cho bản thân mình, nhưng là ý thức hiện hữu cho bản thân mình thông qua kẻ khác, thông qua kẻ nô lệ. Nếu như ý thức của ông chủ là ý thức hiện hữu của kẻ khác cho bản thân mình, thì ý thức của nô lệ là ý thức hiện hữu của bản thân mình cho kẻ khác. Còn ý thức của người tự do là ý thức hiện hữu của mỗi người cho bản thân mình, nhưng tự do bước ra khỏi bản thân mình đi đến với kẻ khác và đi đến với tất cả mọi người. Giới hạn tột cùng của tình trạng nô lệ là tình trạng không có ý thức của nó. Thế giới của tình trạng nô lệ là thế giới tinh thần xa lạ với bản thân mình. Ngoại hiện hóa là nguồn gốc của tình trạng nô lệ. Tự do là nội hiện hóa.

 Berdyaev cho rằng thống trị là mặt trái của tình trạng nô lệ. Con người không được trở thành ông chủ, mà phải là người tự do. Plato đã nhận xét rằng chính bạo chúa cũng là kẻ nô lệ. Nô dịch kẻ khác cũng là nô dịch bản thân mình. Ý chí vươn tới hùng mạnh bao giờ cũng là ý chí nô lệ. César, vị anh hùng của chủ nghĩa đế quốc, là kẻ nô lệ, nô lệ của thế gian, nô lệ của ý chí vươn tới hùng mạnh, nô lệ của khối đông người mà thiếu khối đông người ấy thì ông ta không thể thực hiện được ý chí vươn tới hùng mạnh. Ông chủ chỉ biết đến chiều cao mà những kẻ nô lệ nâng ông ta lên, César chỉ biết đến chiều cao mà đám quần chúng nâng ông ta lên. Thế nhưng những kẻ nô lệ, đám quần chúng, cũng quăng xuống tất cả các ông chủ, tất cả các César. Berdyaev nhấn mạnh: “Tự do là tự do không phải chỉ thoát khỏi các ông chủ, mà còn thoát khỏi các nô lệ nữa. Ông chủ bị hạn định từ bên ngoài, ông chủ không phải là bản diện cá nhân, cũng như kẻ nô lệ không phải là bản diện cá nhân, chỉ có người tự do mới là bản diện cá nhân, dẫu cho toàn bộ thế gian đều muốn nô dịch anh ta”....

 

3) Mục lục

N. A. Berdyaev - tiểu sử và tác phẩm                                                 

Phần một: BÀN VỀ NÔ LỆ VÀ TỰ DO CỦA CON NGƯỜI 

Thay cho lời dẫn. Về những mâu thuẫn trong tư tưởng của tôi  

Chương I                                                                                           

1.    Bản diện cá nhân                                                                     

2.    Ông chủ, nô lệ và người tự do                                                

Chương II                                                                                          

1.    Tồn tại và tự do. Tình trạng nô lệ của con người vào tồn tại

2.    Thượng Đế và tự do. Tình trạng nô lệ của con người vào Thượng Đế          

3.    Tự nhiên và tự do. Cám dỗ vũ trụ và tình trạng nô lệ của con người vào tự nhiên   

4.    Xã hội và tự do. Cám dỗ xã hội và tình trạng nô lệ vào xã hội của con người          

5.    Văn minh và tự do. Tình trạng nô lệ của con người vào văn minh và cám dỗ của những giá trị văn hóa     

6.    Tình trạng nô lệ vào bản thân mình của con người và cám dỗ của chủ nghĩa cá nhân           

Chương III                                                                                        

1a. Cám dỗ vương quốc. Hình tượng kép của nhà nước              

1b. Cám dỗ của chiến tranh và tình trạng nô lệ của chiến tranh   

1c. Cám dỗ và tình trạng nô lệ của chủ nghĩa dân tộc. Nhân dân            và dân tộc      

1d. Cám dỗ và tình trạng nô lệ của tính quý tộc. Hình tượng kép của tính quý tộc        

1e. Cám dỗ của tính tư sản. Tình trạng nô lệ vào sở hữu và tiền bạc      

2a. Cám dỗ và tình trạng nô lệ của cách mạng. Hình tượng kép của cách mạng

2b. Cám dỗ và tình trạng nô lệ của chủ nghĩa tập thể. Quyến rũ của những không tưởng. Hình tượng hai mặt của chủ nghĩa xã hội                                                                      

3a. Cám dỗ và tình trạng nô lệ của eros. Giới tính, bản diện cá nhân và tự do   

3b. Cám dỗ và tình trạng nô lệ duy mĩ. Cái đẹp, nghệ thuật và tự nhiên 

Chương IV                                                                                        

1.    Giải phóng tinh thần của con người. Thắng lợi trước nỗi sợ hãi và cái chết  

2.    Cám dỗ và tình trạng nô lệ của lịch sử. Cách hiểu hai mặt về cáo chung của lịch sử. Tận thế luận sáng tạo-tích cực                                                                                           

PHẦN HAI: VẤN ĐỀ CON NGƯỜI                                             

 

Nhận xét sản phẩm
Chưa có nhận xét gì về sản phẩm
Hãy đăng nhập để viết nhận xét cho sản phẩm