divivu logo
Nghiên cứu triết học cơ bản
| Chia sẻ |
Nghiên cứu triết học cơ bản
Cập nhật cuối lúc 13:56 ngày 03/08/2018, Đã xem 523 lần
  Đơn giá bán: 70 000 đ
  Model:   Bảo hành: 0 Tháng
  Tình trạng: Hết hàng
Hãng vận chuyển Xem chi tiết
Từ: Hà Nội Chuyển đến:
Số lượng: Quyển Khối lượng: 0 g
Phí vận chuyển: 0 Gộp vào đơn hàng
Tổng chi phí: 70 000 đ
Nhà cung cấp (Đã được xác thực)
Nhà xuất bản Tri thức
Nhà xuất bản Tri thức
Tầng 1 - Tòa nhà VUSTA - 53 Nguyễn Du - Quận Hai Bà Trưng - Hà Nội , Hai Bà Trưng, Hà Nội
http://nxbtrithuc.com.vn
84 - 024 - 39454661
lienhe@nxbtrithuc.com.vn
Chưa cập nhật hỗ trợ trực tuyến
Chi tiết sản phẩm

I. THÔNG SỐ SÁCH

Tên sách: Nghiên cứu triết học cơ bản

Tác giả: Lý Chấn Anh

Người dịch: Nguyễn Tài Thư

Số trang: 608

Khổ: 14,5x20,5 cm

Loại sách: bìa mềm

Tủ sách Dẫn nhập

HẾT SÁCH

 

II. GIỚI THIỆU SÁCH

Tại Trung Quốc, Đài Loan và những cộng đồng người Hoa, Giáo sư Lý Chấn Anh được biết đến như là một học giả, một nhà giáo dục nghiêm túc, nhiệt tâm đầy sức sáng tạo và một nhà lãnh đạo trong nhiều lĩnh vực.[1] Trong cuộc đời nhà giáo, Viện sĩ họ Lý đã hoàn tất trên 30 tác phẩm, trong đó có bộ sách đồ sộ gồm 7 quyển Nhân dữ Thượng Đế được coi như là một nghiên cứu đáng giá để đời.[2] Ngoài ra, Nghiên cứu Triết học cơ bản mà độc giả đang cầm trên tay cũng là một tập sách được sinh viên yêu thích, và được nhiều học giả thảo luận.[3] Không chỉ là một học giả, nhà giáo, thi sĩ, Lý tiên sinh trước hết là một tư tưởng gia và nhà hoạt động xã hội cứu nhân độ thế. Nhiều đại học, học viện tại Trung Quốc, Đài Loan và Hương Cảng*, rất nhiều tổ chức xã hội đã nhận được sự giúp đỡ tinh thần cũng như vật chất của cụ.[4] Nói tóm lại, Lý Chấn Anh là một người quân tử theo đúng nghĩa.

Nhân chi Vị bản hay Cơ bản Triết học

Nghiên cứu Triết học cơ bản xuất bản năm 1979, tái bản và bổ túc nhiều lần, vốn được phát triển từ những lớp triết học căn bản tại hai Đại học Phụ Nhân và Đại học Quốc lập Chính trị nơi Lý giáo sư từng giảng dạy nhiều năm. Tập sách mang hai công năng: giới thiệu những nguyên lí triết học, đồng thời phát triển tư tưởng triết học nhân bản toàn diện mà cụ chủ trương.[5] Điều mà tôi muốn bàn tới nằm ở điểm sau, tức về công năng của triết học chính là công việc hoàn thiện, thăng tiến con người: một con người toàn diện gồm trí năng, đức năng, mĩ cảm và thánh năng.[6] Công năng triết học này không chỉ giải đáp câu hỏi “con người là gì?”, mà quan trọng hơn nữa, trả lời câu hỏi “tại sao làm người?”.

Trong Đặc san Triết học dữ Văn hóa số 305 (1999) mừng lễ thượng thọ 70 tuổi của Lý tiên sinh, ban biên tập (gồm 12 giáo sư học giả tại Đài Loan, Mĩ và Canada) đã lấy tiều đề “Nhân bản toàn diện” để nói lên nền triết học của Lý Chấn Anh. Vậy thì, nhân bản toàn diện là gì? Tại sao nhân bản toàn diện lại là nền căn cơ của triết học? Tại sao nền nhân bản toàn diện lại gắn liền với hai câu hỏi “con người là gì?” và “tại sao làm người?”, trả lời những câu hỏi này tức là trả lời một cách gián tiếp sứ điệp mà Lý tiên sinh muốn gửi tới độc giả trong tác phẩm Nghiên cứu Triết học cơ bản của cụ.

Tôi xin được bắt đầu với câu hỏi thứ hai về sự tương quan giữa triết học và nền nhân bản toàn diện. Theo Lý Chấn Anh, câu hỏi này đòi buộc ta phải truy tầm nền tảng căn bản của triết học. Nếu căn cơ triết học chính là con người, thì câu hỏi căn bản hơn nữa phải là, con người là gì? tại sao là con người? Những câu hỏi như vậy thoạt xem có vẻ ngớ ngẩn, nhưng thực ra rất quan trọng. Chúng dẫn tới một câu hỏi khác về sự khác biệt giữa người với sự vật, người với sinh vật và động vật, người với thần linh, cũng như giữa con người với nhau. Chúng bắt ta phải suy tư về chính nguyên nhân, mục đích cũng như động lực khiến nhân loại tiến hóa, khiến con người đấu tranh để trở thành người. Chúng giúp con người kiến tạo một thế giới xứng đáng là thế giới nhân loại, giúp chúng ta nhận ra quyền làm người của mình. Nói cách khác, căn bản của triết học chính là những giải đáp cho câu hỏi “con người là gì?” và nhất là câu hỏi “tại sao làm người?”. Chúng mới chính là những câu hỏi then chốt giải thích lịch sử nhân loại. Câu trả lời cho câu hỏi “con người là gì?” đã được rất nhiều triết gia bàn tới. Riêng Lý Chấn Anh đặt trọng tâm vào câu hỏi “tại sao làm người?”. Theo họ Lý, câu trả lời cho câu hỏi sau bổ túc cho câu trả lời về câu hỏi “con người là gì?” mà Kant, Heidegger và nhiều triết gia khác đã đưa ra trước đây.[7]

Nếu “con người là gì?” đòi ta phải nhận ra những bản chất (essences) chung của loài người, và nếu những bản chất chung này là chuẩn mực để ta xác quyết con người trung thực như triết học phương Tây (nói chung) nhận định, thì công việc chính của triết học (mà trường phái thực nghiệm, duy nghiệm và duy lí đeo đuổi) chỉ là một công việc diễn tả, phân tích, xác định những bản chất chung đó mà thôi. Họ sẽ nhận ra một loại người, một giống người đồng chất, đồng tính, cố địnhphổ quát. Và từ đó, họ sẽ xây dựng những định nghĩa tương tự như “con người là một động vật có lí tính”, “con người là một động vật có ngôn ngữ”, hay “con người là một con vật xã hội” v.v... Những khái niệm “động vật”, “ngôn ngữ”, “lí tính”, “xã hội” là những khái niệm nói lên bản chất chung của con người. Thế nhưng, nói cho cùng, những định nghĩa này chẳng cho chúng ta biết thêm về con người là bao, và nhất là chẳng làm cho chúng ta biết gì về chính mình, về mỗi con người, mỗi chủ thể. Ngược lại, chính những định nghĩa trên lại hạn chế sự hiểu biết về con người. Nguy hiểm hơn cả, chúng gạt bỏ chính con người chân thật, và bóp méo tính chân thật này. Nếu tất cả mọi người đều như nhau, thì chúng ta mỗi người có khác chi đồ hộp, hay một “lũ” động vật? Và nền giáo dục chỉ còn là một loại “huấn luyện” (training) giống như luyện tập súc vật. Chủ nghĩa duy hành vi (behaviourianism) đã chẳng chủ trương như thế hay sao? Thứ tới, bất cứ định nghĩa nào cũng không thể nói lên tính chất trung thực của con người. Tính chất trung thực của con người nằm ở trong tính tự do, sự khai mở tiếp thu những gì mới lạ,[8] chứ không phải là những đặc tính chung chung thấy nơi mọi người, mọi vật. Thế nên, định nghĩa con người là một sinh vật hay động vật có lí tính đã không chỉ hạn hẹp con người vào trong lĩnh vực lí tính, mà còn bóp nghẹt hay vứt bỏ con người cảm tính. Vấn nạn nơi đây không phải chỉ là sự mơ hồ của lí tính mà thôi, mà nghiêm trọng hơn, đó là có phải con người cảm tính không phải là người? Khi phê bình tất cả những lí thuyết duy nghiệm, duy lí, duy tâm, duy vật và duy linh, Lý Chấn Anh dựa theo nguyên lí: “Tri chi nhi tri chi, bất tri nhi bất tri.” Chúng ta không thể hoàn toàn nắm được câu trả lời cho câu hỏi “con người là gì?”. Ngược lại, ta phải công nhận là chính sự hiện hữu của con người bắt buộc ta phải chấp nhận tính chất hạn hẹp, bất tri (bất tri nhi bất tri). Và như vậy, chúng ta bắt buộc phải đổi hướng đi tìm kiếm câu trả lời cho câu hỏi “tại sao làm người?”. Đó chính là câu hỏi định mệnh nền tảng của triết học.

2. Mục lục

Lý Chấn Anh và nền triết học nhân bản toàn diện – Trần Văn Đoàn

Phần 1

TÌM HIỂU TỒN HỮU VÀ HƯ VÔ

Chương 1: Chính danh cho triết học cơ bản

Chương 2: Một số vấn đề liên quan đến triết học và khoa học

Chương 3: Giản sử của siêu hình học: Hi Lạp và thời Trung cổ

Chương 4: Sự đi lên của tư tưởng siêu hình

Chương 5: Tồn hữu và hư vô

Chương 6: Đặc tính siêu việt của Tồn hữu

Chương 7: Nguyên lí cơ bản của Tồn hữu

Chương 8: Tồn hữu, thực hiện và tiềm năng

Chương 9: Tồn hữu, bản chất và tồn tại

Chương 10: Bàn về phạm trù hoặc tìm hiểu vấn đề liên quan tới thể tự lập và thể phụ thuộc

Chương 11: Tìm hiểu cá thể và vị thể

Chương 12: Sơ lược bàn về thuyết phân hưởng của Thomas

Chương 13: Luật nhân quả

Chương 14: Lại bàn về vấn đề hư vô và ác

Phần 2

TÌM HIỂU CĂN BẢN SIÊU VIỆT CỦA VẠN HỮU

Chương 15: Từ hữu hạn đến vô hạn – tìm hiểu năm con đường của Thomas

Chương 16: Luận chứng khác liên quan tới Thượng Đế tồn tại

Chương 17: Chất vấn của tư tưởng đương đại đối với sự khẳng định Thượng Đế tồn tại

Chương 18: Sự suy vong của siêu hình học và sự hình thành của chủ nghĩa vô hình cận đại

Chương 19: Bàn về bản chất của Thượng Đế

Chương 20: Lần thứ ba bàn về vấn đề hư vô và ác

Kết luận: Sự lựa chọn của con người hiện đại

Phụ chú

Tài liệu tham khảo

Một số trước tác riêng của Lý Chấn Anh

Nhận xét sản phẩm
Chưa có nhận xét gì về sản phẩm
Hãy đăng nhập để viết nhận xét cho sản phẩm