I. THÔNG SỐ SÁCH
Tên sách: Các nhà tư tưởng lớn của Kitô giáo
Tác giả: Hans Küng
Dịch giả: Nguyễn Nghị
Khổ sách: 14x20,5 cm
Số trang: 384 trang
Loại bìa: Mềm, tay gập
Tủ sách Tri thức Mới
HẾT SÁCH
II. GIỚI THIỆU SÁCH
Tác phẩm “Các nhà tư tưởng lớn của Kitô giáo” là một nhập môn vào thần học Kitô giáo. Thần học ở đây được Hans Küng xem xét trong quá trình thực hành, thần học trong dự phóng cuộc đời, thần học như được phản ánh trong những nhân vật mang tính hệ hình của lịch sử Kitô giáo, những nhà tư tưởng lớn của Kitô giáo tiêu biểu cho cả một thời đại. Những “nhân vật mang tính hệ hình” đó là: bốn nhà thần học Công giáo Phaolô, Origen, Augustinô, Thomas Aquinas, và ba nhà thần học Tin lành Martin Luther, Schleiermacher và Karl Barth. Bảy nhà tư tưởng lớn của Kitô giáo không chỉ giúp chúng ta hiểu được thời đại của họ mà với thế giới xa lạ của mình họ cũng giúp chúng ta hiểu tốt hơn thực tại của của ngày hôm nay.
Trích lời giới thiệu của người dịch
Về tác giả
Hans Küng là một tác giả quen thuộc trong, và cả ngoài Công giáo. Ông sinh năm 1928 tại Sursee (Thụy Sĩ). Cử nhân thần học tại Đại học Grêgôriô (Roma) và thụ phong linh mục năm 26 tuổi, làm luận án tiến sĩ về Karl Barth - một thần học gia Tin lành, một trong bảy nhà thần học được ông giới thiệu trong tập sách này, tại Học viện Công giáo Paris. Ông được giao phụ trách một giáo xứ tại Lucerne. Năm 32 tuổi, ông được chỉ định làm giáo sư thần học tại Đại học Tübingen. Giáo hoàng Gioan XXIII đã chỉ định ông làm chuyên viên thần học chính thức, - cũng như thần học gia Joseph Ratzinger, nay là Giáo hoàng Bênêđictô XVI - của công đồng chung Vatican II, một Hội nghị các giám mục trên toàn thế giới (1962-1965). Lúc này ông mới 35 tuổi và là một trong những nhà cố vấn chính thức trẻ tuổi nhất của công đồng. Công đồng này được xem như một cuộc cải tổ lớn trong giáo hội Công giáo theo chiều hướng cởi mở, một aggiornamento*, sự cập nhật hóa chính mình, vì thế là một bước ngoặt quan trọng của lịch sử giáo hội Công giáo. Giáo hoàng XXIII và công đồng chung Vatican II trở thành một trong những điểm quy chiếu của Hans Küng khi bàn về tổ chức của giáo hội, vai trò của giáo hoàng và guồng máy điều hành của Roma trong giáo hội. […]
Tác phẩm
Tập sách nhỏ có tựa đề là CÁC NHÀ TƯ TƯỞNG LỚN CỦA KITÔ GIÁO [Grosse christliche Denker] này, như ông viết trong phần Dẫn nhập, là một nhập môn thần học Kitô giáo. Nhưng là “một kiểu nhập môn không mấy quen thuộc”, như tác giả viết. Thần học được ông giới thiệu ở đây chính là “Thần học đang ở trong quá trình thực hành, thần học trong phác thảo sống động, thần học như được phản ánh bởi những nhân vật mang tính hệ hình [paradigmatischer] của lịch sử Kitô giáo – những nhà tư tưởng lớn của Kitô giáo tiêu biểu cho cả thời đại”. Những “nhân vật mang tính hệ hình” được Hans Küng chọn giới thiệu trong tập sách này là: Phaolô (?-60), Origen (185-251), Augustinô (354-430), Thomas Aquinas (1224/5-1274), Martin Luther (1483-1546), Schleiermacher (1768-1834) và Karl Barth (1886-1968). Trong số này, bốn vị đầu là các nhà thần học Công giáo, ba vị sau là các nhà thần học Tin lành.
[…]
Các nhà thần học được Hans Küng chọn giới thiệu trong tập sách này được xem là những tác giả lớn. “Tác giả lớn”, ở đây, như tác giả viết ở phần Dẫn nhập, không có nghĩa là đã viết nhiều, tuy rằng, trong thực tế, trừ Phaolô, tất cả các tác giả đều đã để lại gần như một thư viện nhỏ gồm các tác phẩm họ đã viết, và một thư viện khác gồm những sách người ta đã viết về họ. “Lớn” ở đây chủ yếu chỉ tầm quan trọng các nhà thần học này đã thực hiện trong lịch sử thần học Kitô giáo, những người đã thực hiện, đã khởi đầu hay hoàn tất những bước ngoặt trong lịch sử thần học Kitô giáo.
Để diễn tả tầm quan trọng của mỗi nhà thần học được đề cập đến trong tập sách này, Hans Küng đã sử dụng từ Paradigma, chúng tôi tạm dịch là hệ hình[1], và thay đổi hệ hình [Paradigmenwechsel] để làm chuẩn mực phân tích bảy tác giả được nêu trên.
MỤC LỤC
Đôi lời giới thiệu của người dịch
Một dẫn nhập ngắn vào thần học
PHAOLÔ: KITÔ GIÁO TRỞ THÀNH TÔN GIÁO THẾ GIỚI
1. Con người gây tranh cãi nhiều nhất giữa người Kitô hữu và người Do thái
2. Một sự đổi đời – đổi thời
3. Không quan tâm tới Đức Giêsu?
4. Điều gắn Phaolô với Đức Giêsu
5. Chung mục tiêu
6. Phaolô chống lại lề luật Do Thái?
7. Torah vẫn còn giá trị
8. Cuộc tranh luận nổi tiếng nhất trong giáo hội tiên khởi
9. Một con người của thời đại mình
10. Những khích lệ lâu dài cho cá nhân, dân chúng, cộng đoàn
Thư mục về Phaolô
ORIGEN: SỰ TỔNG HỢP VĨ ĐẠI GIỮA THỜI CỔ ĐẠI VÀ TINH THẦN KITÔ GIÁO
1. Một thách thức mới
2. Vị tử đạo không thành
3. Mô hình đầu tiên của nền thần học có tính khoa học
4. Sự hòa giải giữa Kitô giáo và văn hóa Hy Lạp: Một cái nhìn về tổng thể
5. Origen đọc Thánh Kinh thế nào
6. Thuyết phổ quát của Kitô giáo
7. Các cuộc bách hại mới và thắng lợi của Kitô giáo
8. Phát triển hay rời bỏ Tin Mừng?
9. Một sự chuyển dịch trung tâm gây ra vấn đề
10. Cuộc chiến vì tính chính thống
11. Tự phê bình của Kitô giáo dưới ánh sáng của tương lai
Thư mục về Origen
AUGUSTINÔ: TỔ PHỤ CỦA TOÀN BỘ NỀN THẦN HỌC PHƯƠNG TÂY LATIN
1. Người cha của một hệ hình [paradigm] mới
2. Origen và Augustinô – những điểm khác nhau và giống nhau
3. Một cuộc đời trong khủng hoảng
4. Tới với Kitô giáo
5. Cuộc tranh luận về giáo hội đích thực: Donatus và các hậu quả
6. Sự biện minh cho bạo lực vì sự nghiệp tôn giáo
7. Cuộc tranh luận về ân sủng: Pelagius và các hậu quả
8. Thần học về tội tổ tông và về sự tiền định
9. Những vấn nạn có tính phê phán đặt ra cho Augustinô
10. Mối đe doạ lớn đối với đế quốc
11. Ý nghĩa của lịch sử là gì?
Thư mục về thánh Augustinô
THOMAS AQUINAS: KHOA HỌC ĐẠI HỌC VÀ THẦN HỌC GIÁO TRIỀU
1. Thay đổi môi trường sống và lối sống
2. Aristot – mối nguy hiểm
3. Thần học – giờ đây là một khoa học đại học mang tính lý tính
4. Việc khám phá ra sức mạnh của lý trí
5. Hai Summae [Tổng luận] – một nguyên tắc thiết kế
6. Một nền thần học mới – khởi đầu bị xem như lạc thuyết
7. Một sự lệ thuộc khó hiểu vào Augustinô
8. Một vũ trụ quan của thời Cổ đại: một trường hợp xét nghiệm – vị trí của phụ nữ
9. Một nền thần học giáo triều: củng cố ngôi vị giáo hoàng
10. Đối thoại với Islam và Do Thái giáo?
11. Việc Summa [Tổng luận] bị bỏ dở một cách khó hiểu
Thư mục về Thomas Aquinas
MARTIN LUTHER: SỰ TRỞ VỀ VỚI TIN MỪNG NHƯ TRƯỜNG HỢP KINH ĐIỂN CỦA MỘT SỰ THAY ĐỔI CÓ TÍNH HỆ HÌNH
1. Tại sao lại có một cuộc Cải cách Luther
2. Câu hỏi căn bản: con người được công chính hóa trước Thiên Chúa như thế nào?
3. Luther, người Công giáo
4. Tia lửa của cuộc Cải cách
5. Chương trình cho công cuộc Cải cách
6. Sự thôi thúc căn bản của cuộc Cải cách
7. Hệ hình Cải cách
8. Chuẩn mực của thần học
9. Người ta có thể nói Luther đúng ở điểm nào
10. Những thành quả còn phải bàn của cuộc Cải cách Luther
11. Sự phân hóa trong cuộc Cải cách
12. Sự tự do của giáo hội?
Thư mục về Martin Luther
FRIEDRICH SCHLEIERMACHER: THẦN HỌC Ở BUỔI TRANH TỐI TRANH SÁNG CỦA THỜI HIỆN ĐẠI
1. Vượt khỏi phong trào Pietist và chủ nghĩa duy lý
2. Một con người của thời hiện đại
3. Niềm tin trong một thời đại mới
4. Người ta có thể là con người hiện đại và tôn giáo?
5. Tôn giáo là gì?
6. Tầm quan trọng của ‘tôn giáo thực chứng’
7. Bản chất của Kitô giáo
8. Một niềm tin hiện đại
9. Đức Kitô – người thực sự
10. Đức Kitô – cũng là Thiên Chúa thật?
11. Những câu hỏi có tính phê phán
12. Tuy vậy: vẫn là nhà thần học có tính hệ hình của thời hiện đại
Thư mục về Friedrich Schleiermacher
KARL BARTH: NỀN THẦN HỌC TRONG THỜI KỲ CHUYỂN SANG THỜI HẬU HIỆN ĐẠI
1. Một người Tin lành gây tranh cãi tại Hội đồng Thế giới các Giáo hội
2. Phê phán Công giáo Roma
3. Những nỗ lực tìm hiểu của Công giáo
4. Sự đồng thuận mang tính đại kết
5. Công đồng chung Vatican II
6. Tại sao hệ hình của thời hiện đại lại cần được phê phán
7. Người khởi xướng hệ hình hậu hiện đại của nền thần học
8. Không phải là người hoàn thiện hệ hình hậu hiện đại
9. Sự thách thức trường tồn của ‘nền thần học tự nhiên’
10. Thách thức còn mãi của Rudolf Bultmann
11. Tiến tới việc đọc lại có tính phê phán và đồng cảm trước chân trời hậu hiện đại
Thư mục về Karl Barth
Lời bạt
Bảng từ vựng
Liên kết tham khảo:
- Bài giới thiệu sách trên website Nhà xuất bản
[1] Một số từ điển, tự vựng Thần học Việt Nam dịch từ này bằng nhiều cách khác nhau:
Nhóm phiên dịch (1995): Điển phạm, kiểu mẫu, mô thức.
Học viện Đa Minh (2002): Khuôn mẫu, hệ chuẩn. Thuật ngữ thần học ám chỉ những khuôn mẫu giải thích hay xếp đặt tư tưởng, những lối tiếp cận khác nhau (kể cả các đạo lý) khi tìm hiểu một vấn đề.
Từ vựng triết thần căn bản: khuôn mẫu, mô biểu; hệ biến hoá; trác ngôn (trình thuật Phúc Âm nêu bật một lời nói đặc biệt của Đức Giêsu)