I) THÔNG SỐ SÁCH
Tên sách: Phương pháp 5: Nhân loại về nhân loại:J BẢN SẮC NHÂN LOẠI
Tác giả: EDGAR MORIN
Dịch giả: Chu Tiến Ánh
Biên tập và giới thiệu: Phạm Khiêm Ích
Khổ sách: 16 x 24 cm
Số trang: 452 trang
Loại bìa: Bìa mềm, tay gập
II) GIỚI THIỆU SÁCH
1) Tác giả
EDGAR MORIN: Sinh tại Paris năm 1921, Edgar Morin là một trong những nhà tư tưởng hàng đầu của nước Pháp đương đại. Ông là Giám đốc Nghiên cứu danh dự tại Trung tâm Quốc gia Nghiên cứu Khoa học, Chủ tịch Hiệp hội Tư duy phức hợp. Vừa là nhà xã hội học, nhân học và triết học, ông đã xuất bản khoảng năm mươi cuốn sách có ảnh hưởng lớn đến tư duy của thời đại chúng ta. Các tác phẩm của ông được dịch ra ít nhất 28 thứ tiếng và trên 42 quốc gia.
2) Tác phẩm
Cuốn Phương pháp 5 có vị trí đặc biệt trong bộ Phương pháp gồm 6 tập, cũng như trong các trước tác của Edgar Morin. Đây là “Công trình tổng hợp cả một đời người, tất cả mọi vấn đề trong các công trình trước đây của tác giả đều được tập trung trong một khuôn khổ và hòa âm mới mẻ”.
Điều đặc sắc nhất của công trình này là ở chỗ nó tập trung nghiên cứu con người như một thực thể siêu phức hợp: “Trong mọi loại sinh vật trên Trái Đất, chúng ta là loại duy nhất có bộ máy não - thần kinh cực siêu phức hợp, duy nhất có ngôn ngữ cấu âm kép để giao tiếp giữa cá nhân này với cá nhân khác, duy nhất có ý thức...”
Nghiên cứu con người như vậy chính là “Nhân học phức hợp” (Anthropologie complexe).
Trước khi đi sâu vào nội dung tác phẩm, cần làm rõ khái niệm “Nhân học” (Anthropologie/Anthropology).
Nhân học đang còn là ngành học mới ở nước ta. Tên gọi, cũng như đối tượng và phạm vi nghiên cứu của nó đang có nhiều cách hiểu khác nhau, nhất là mối quan hệ giữa Nhân học với Nhân chủng học, Nhân học với Dân tộc học, Nhân học với Nghiên cứu Con người.
Nhân học và Nhân chủng học. Năm 2007, Nhà xuất bản Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh cho xuất bản cuốn sách của E.Adamson Hoebel (1906-1993) nhan đề Nhân chủng học khoa học về con người do Lê Sơn, Lê Trọng Nghĩa và Phạm Khương biên dịch. Sách nguyên là Anthropology: The Study of Man (xuất bản lần thứ III năm 1966, Nxb McGraw-Hill, New York), và theo chúng tôi chỉ nên dịch là “Nhân học: Nghiên cứu con người”. Đây cũng là định nghĩa ngắn gọn về Nhân học của E. Adamson Hoebel, một nhà nhân học nổi tiếng, Giáo sư danh dự Đại học Minnesota (Mỹ), Chủ tịch Hội Dân tộc học Mỹ (American Ethnological Society, 1946-1947) và Chủ tịch Hiệp hội Nhân học Mỹ (American Anthropological Association, 1956-1957). Đây là một công trình khoa học lớn, cho ta những tri thức cơ bản, có hệ thống về Nhân học (sách xuất bản lần thứ IV năm 1996).
Chúng ta đều biết, các nhà nhân học cuối thế kỉ XIX đã nỗ lực phân loại các cư dân trên thế giới thành những chủng tộc khác nhau. Việc làm này đã bị nhiều người lợi dụng để biện hộ cho chủ nghĩa phân biệt chủng tộc. Đến đầu thế kỉ XX phần lớn các nhà nhân học, nhất là các nhà nhân học Mỹ, tiêu biểu là Franz Boas, được coi là người khai sinh ra ngành nhân học Mỹ, đã bác bỏ cách phân loại dựa trên chủng tộc.
3) Mục lục
Edgar Morin và sự tạo dựng nhân học phức hợp
Mấy ý kiến sơ bộ
Vấn đề thư mục tham khảo khi biên soạn
Phần Một
TAM VỊ NHẤT THỂ CỦA CON NGƯỜI
1. Từ sự cắm rễ vào vũ trụ đến sự hợp trội của con người
2. Nhân loại về nhân loại
3. Bộ-ba của con người
4. Thể đơn nhất đa phương
Phần Hai
BẢN SẮC CÁ NHÂN
Dẫn luận 107
1. Cái sống động của chủ thể
2. Bản sắc đa-hình thái
3. Tinh thần và ý thức
4. Phức hợp Adam
5. Vượt lên lí trí và điên rồ
6. Hiện thực có thể chịu đựng được
Kết luận
Phần Ba
NHỮNG BẢN SẮC LỚN
1. Bản sắc xã hội (1): Hạt nhân nguyên sơ
2. Bản sắc xã hội (2): Quái vật Léviathan
3. Bản sắc lịch sử
4. Bản sắc hành tinh
5. Bản sắc tương lai
Phần thứ tư
PHỨC HỢP CON NGƯỜI
1. Tỉnh thức và mộng du
2. Trở về khởi thủy
Định nghĩa