divivu logo
100 năm Đông Kinh nghĩa thục
| Chia sẻ |
100 năm Đông Kinh nghĩa thục
Cập nhật cuối lúc 11:35 ngày 02/06/2021, Đã xem 536 lần
  Đơn giá bán: 52 000 đ
  Model:   Bảo hành: 0 Tháng
  Tình trạng: Hết hàng
Hãng vận chuyển Xem chi tiết
Từ: Hà Nội Chuyển đến:
Số lượng: Quyển Khối lượng: 0 g
Phí vận chuyển: 0 Gộp vào đơn hàng
Tổng chi phí: 52 000 đ
Nhà cung cấp (Đã được xác thực)
Nhà xuất bản Tri thức
Nhà xuất bản Tri thức
Tầng 1 - Tòa nhà VUSTA - 53 Nguyễn Du - Quận Hai Bà Trưng - Hà Nội , Hai Bà Trưng, Hà Nội
http://nxbtrithuc.com.vn
84 - 024 - 39454661
lienhe@nxbtrithuc.com.vn
Chưa cập nhật hỗ trợ trực tuyến
Chi tiết sản phẩm

Tên sách: 100 năm Đông Kinh nghĩa thục

Tác giả: Nhiều tác giả

Bìa mềm: 400 trang

Khổ sách: 14,5 x 20,5 cm

 

 

GIỚI THIỆU

Năm 2007, chúng ta có một kỷ niệm lớn, ở tầm cỡ quốc gia: Một trăm năm Đông Kinh nghĩa thục. Gần đây, giới nghiên cứu trong và cả ngoài nước hầu hết đã thống nhất Đông Kinh nghĩa thục chính là một bộ phận của phong trào Duy Tân rộng lớn đầu thế kỷ XX ở nước ta, có thể là đỉnh cao và cũng là điểm kết thúc của phong trào ấy. [...]

Đông Kinh nghĩa thục, đúng như tên gọi của nó, trước hết là một trường học, một trường học tư và hoàn toàn bất vụ lợi, được lập ra vì một nghĩa lớn. Nghĩa lớn ấy nằm chính trong tôn chỉ sáng láng của phong trào Duy Tân: “Khai dân trí”, mở mang và nâng cao dân trí, để từ đó đi đến “Chấn dân khí”, tạo nên sinh khí mới cho dân tộc, và “Hậu dân sinh”, đưa đất nước đến phát triển phồn vinh cùng năm châu bốn biển. Nói theo một cách nào đó và về thực chất, Đông Kinh nghĩa thục (và cả một loạt nghĩa thục bắt đầu từ Quảng Nam và lan ra nhiều nơi khác trước đó, mà Đông Kinh nghĩa thục ở Hà Nội là điểm hội tụ tinh hoa cuối cùng) chính là một cuộc vận động và thực hành cải cách giáo dục rộng lớn, sâu sắc, cơ bản và sớm một cách đáng kinh ngạc. Có thể tìm thấy ở phong trào này những vấn đề cơ bản và thậm chí còn nóng hổi nhất cho cả sự nghiệp giáo dục của chúng ta ngay ngày hôm nay: từ triết lý giáo dục, mục tiêu đào tạo con người (và từ đó là mục tiêu xây dựng xã hội mới), nội dung giáo dục, chương trình giáo dục, phương pháp giáo dục, các mối quan hệ nội tại và với xã hội của giáo dục…, cả đến cách thức tổ chức nền giáo dục kiểu mới. Đặc biệt chủ trương cải cách giáo dục đó được đặt trong một “hệ thống mẹ” rộng lớn, bao quát hơn, gắn liền và là động lực quan trọng để chuyển động hệ thống mẹ ấy: cải tạo có tính cách mạng toàn bộ xã hội. Đó quả thật là một hiện tượng đặc sắc, một tỉnh ngộ anh minh và dũng cảm khác thường, một nhận thức mới có tính chất chuyển thời đại, còn mới mẻ và thiết thực cho đến tận ngày nay. [...]

Tập kỷ yếu này xin trân trọng giới thiệu một số tham luận đã được trình bày và thảo luận trong ba cuộc hội thảo do Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam, Quỹ Dịch thuật Phan Châu Trinh, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Thành phố Hồ Chí Minh, Trường Đại học Phan Châu Trinh ở Hội An, Uỷ ban Nhân dân tỉnh Quảng Nam, Trung tâm Giáo dục thường xuyên Nguyễn Văn Tố liên tiếp tổ chức vừa qua tại Hà Nội, Hội An và Thành phố Hồ Chí Minh. Đây là một bước đóng góp mới trên con đường tìm hiểu và nghiên cứu hẳn còn phải khá lâu nữa về sự kiện và giai đoạn lịch sử quan trọng này của đất nước.

(Trích từ bài viết “Một bước nhận thức mới về Đông Kinh nghĩa thục và phong trào Duy Tân„ của nhà văn Nguyên Ngọc).

*****

MỤC LỤC

 Bài phát biểu của bà Nguyễn Thị Bình - Chủ tịch Quỹ Dịch thuật Phan Châu Trinh

ĐÔNG KINH NGHĨA THỤC: MỘT THẾ KỶ NHÌN LẠI

GS. Hoàng Như Mai - Đông Kinh nghĩa thục

Phong Lê - Sau 100 năm – Từ nguồn sáng Đông Kinh nghĩa thục

PGS. Trần Thanh Đạm - Văn thơ Đông Kinh nghĩa thục - Những bức thông điệp đầy huyết lệ qua 100 năm (1907 - 2007)

PGS. TS Trần Hữu Tá - Sau 100 năm, nghĩ về Đông Kinh nghĩa thục

GS. Vũ Ngọc Khánh - Một nhà trường mở đầu nền giáo dục mới

Nguyễn Văn Hạnh - Đông Kinh nghĩa thục với mô hình giáo dục mới và tinh thần tự phê phán dân tộc

Chương Thâu - Đông Kinh nghĩa thục trong phong trào Duy Tân đổi mới văn hoá Việt Nam đầu thế kỷ XX

Nguyễn Hải Hoành - Đông Kinh nghĩa thục - Một cống hiến to lớn của trí thức Việt Nam trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc

TS. Hà Minh Hồng - Nhìn lại sự nghiệp của Đông Kinh nghĩa thục

PGS. TS Trần Thị Thu Lương - Đông Kinh nghĩa thục với vấn đề giải phóng dân tộc của Việt Nam đầu thế kỷ XX

PGS. TS Võ Xuân Đàn - Đông Kinh nghĩa thục 100 năm nhìn lại (1907 – 2007)

Doãn Chính – Phạm Đào Thịnh - Tư tưởng chính trị Việt Nam cuối thế kỷ XIX – Đầu thế kỷ XX qua các nhà tư tưởng tiêu biểu

TS. Đào Ngọc Chương - Đông Kinh nghĩa thục nhìn từ phong trào Duy Tân

PGS. TS Đinh Ngọc Thạch - Đông Kinh nghĩa thục trong dòng chảy của tư tưởng Việt Nam cuối thế kỷ XIX – Đầu thế kỷ XX

Nguyễn Thị Thúy Vy - Nhận thức về vai trò của văn hóa đối với quá trình phát triển đất nước của Đông Kinh nghĩa thục

Nguyễn Q. Thắng - Thực chất phong trào Duy Tân ở Việt Nam, Quảng Nam và tiếng vang của nó

Ngô Văn Minh - Từ phong trào Duy Tân ở Quảng Nam đến Đông Kinh nghĩa thục và cuộc vận động Duy Tân ở Bắc Kỳ

Bùi Văn Tiếng - Thử tìm hiểu mối quan hệ giữa đất Quảng với Đông Kinh nghĩa thục

Vu Gia - Trí thức trẻ Quảng Nam với Đông Kinh nghĩa thục

Trần Viết Ngạc - Suy nghĩ thêm về Đông Kinh nghĩa thục

 ĐÔNG KINH NGHĨA THỤC VÀ HÔM NAY

Nguyên Ngọc - Đông Kinh nghĩa thục, thử nhìn từ một góc độ khác

Nguyễn Hải Trừng - Vai trò, tác động của Đông Kinh nghĩa thục và liên hệ việc cải cách giáo dục hiện nay

Phạm Toàn - Đông Kinh nghĩa thục và những điều kiện hiện đại hóa

Phạm Duy Hiển - Dân khí, Dân trí, Dân sinh – Thời trước và thời nay

Nguyễn Văn Trọng - Tinh thần thời đại

Nguyễn Đình An - Ý nghĩa cách mạng của Khai dân trí, Chấn dân trí, Hậu dân sinh

Nguyễn Khắc Mai - Cảm nhận giá trị minh triết của Đông Kinh nghĩa thục

Vũ Thành Tự Anh - Ôn Cố – Tri Tân

Võ Hưng Thanh - “Ôn cố nhi tri tân”, hay qua trăm năm thử nhìn lại

 ĐÔNG KINH NGHĨA THỤC QUA MỘT SỐ NHÂN VÂT

Nguyễn Phước Tương - Phan Châu Trinh và chiến lược con người trong đường lối đấu tranh cách mạng

ThS. Lý Tùng Hiếu - Lương Văn Can, người kế tục tinh thần Đông Kinh nghĩa thục trong kinh doanh

Giáo sư Vũ Khiêu - Đôi dòng tưởng niệm nhà cách mạng Nguyễn Hữu Cầu và thầy giáo tôi – cụ Nguyễn Hữu Tảo

Đào Duy Mẫn - Đào Nguyên Phổ và Đông Kinh nghĩa thục

Đoàn Lê Giang - Ai là tác giả đích thực của bài thơ Á Tế Á ca?

Nguyễn Lân Bình - Nguyễn Văn Vĩnh với Đông Kinh nghĩa thục

Tôn Long - Đôi nét về Lê Đại

TS. Trịnh Tiến Thuận - Fukuzawa Yukichi – Kháng Ứng nghĩa thục (Keio Gijuku) của Nhật Bản và Đông Kinh nghĩa thục ở Việt Nam

 PHỤ LỤC

Vũ Ngọc Khánh - Văn tưởng niệm các tiên hiền giáo thụ Đông Kinh nghĩa thục (1907 - 2007)

Nguyễn Khắc Mai - Phương danh các tiên hiền giáo thụ Đông Kinh nghĩa thục

Nhận xét sản phẩm
Chưa có nhận xét gì về sản phẩm
Hãy đăng nhập để viết nhận xét cho sản phẩm