Tên sách: Triết học luật pháp
Tác giả: Raymond Wacks
Dịch giả: Phạm Kiều Tùng
Khổ sách: 13x19 cm
Số trang: 196 trang
Loại bìa: Bìa mềm, tay gập
Tủ sách: Tri thức Phố thông
Giới thiệu sách
Đôi dòng về tác giả:
Raymond Wacks là giáo sư danh dự của khoa Luật và Lý thuyết Pháp luật tại Đại học Hong Kong. Ông tốt nghiệp Đại học Witwatersrand, và Đại học Oxford. Ông quan tâm chủ yếu tới lý thuyết pháp quyền, nhân quyền. Ngoài các bài báo và sách viết về các lĩnh vực này, Raymond Wacks có một bộ sưu tập các bài tiểu luận về các khía cạnh khác nhau của luật pháp Hong Kong, bao gồm: Quyền tự do dân sự tại Hong Kong, Tương lai của luật pháp tại Hong Kong, Luật tại Hong Kong 1969 -1989, Nhân quyền tại Hong Kong…
Về tác phẩm:
Triết học luật pháp là một dẫn nhập về pháp luật sinh động và dễ tiếp cận. Cuốn sách đề cập và thảo luận về nhiều chủ đề bao gồm quyền của phụ nữ, vấn đề phân biệt chủng tộc, bảo vệ môi trường, bàn về cuộc chiến tranh Iraq và cách đối phó với các nghi phạm khủng bố. Viết về triết học luật pháp – một lĩnh vực đầy thử thách nhưng Raymond Wacks đã không đem đến một cuốn sách khô khan mà trái lại, đã đem tới một cuốn sách nhỏ, thú vị, dẫn dắt người đọc tìm hiểu, khám phá những khái niệm của luật pháp cũng như vai trò của nó trong cuộc sống của chúng ta. Nhắc tới những nhà tư tưởng quan trọng của thế giới từ cổ điển tới hiện đại, ông đã nhìn vào những câu hỏi trung tâm đằng sau lý thuyết pháp lý mà đã luôn thu hút những luật gia và các nhà triết học, cũng như nhiều người khác về mối quan hệ giữa pháp luật với công lý, đạo đức và dân chủ.
***
Mục lục
Dẫn Nhập
Chương 1: LUẬT TỰ NHIÊN
Chương 2: THUYẾT THỰC CHỨNG VỀ PHÁP LÝ
Chương 3: LUẬT PHÁP NHƯ LÀ SỰ DIỄN GIẢI
Chương 4: QUYỀN VÀ CÔNG LÝ
Chương 5: LUẬT PHÁP VÀ XÃ HỘI
Chương 6: LÝ THUYẾT PHÁP LÝ PHÊ PHÁN
***
Điểm nhấn
“Luật pháp hiếm khi không hiện diện trong các bản tin thời sự. Nó thường xuyên khơi dậy những tranh cãi. Trong khi các luật gia và chính trị gia tôn vinh những ưu điểm của quyền lực của luật pháp, thì các nhà cải cách than vãn về các khiếm khuyết của nó, và những người yếm thế nghi ngờ việc luật pháp tự nhận là tương đồng với công lý. Tuy nhiên mọi người đều thừa nhận luật pháp là phương tiện làm thay đổi xã hội. Và ít người nghi ngờ vai trò trung tâm của luật pháp trong đời sống xã hội, chính trị, đạo đức, và kinh tế của chúng ta.
Nhưng cái gọi là luật pháp là gì? Phải chăng nó gồm một bộ những nguyên tắc đạo đức phổ quát phù hợp với tự nhiên? Hay nó chỉ đơn thuần là một bộ sưu tập những quy tắc, những mệnh lệnh hoặc chuẩn mực hợp lệ chủ yếu do con người tạo ra? Luật pháp có chăng một mục đích cụ thể, tỉ như sự bảo vệ các quyền cá nhân, sự đạt được công lý, hoặc sự bình đẳng về kinh tế, chính trị và giới tính? Có thể tách rời luật pháp khỏi bối cảnh xã hội của nó?”.
(Trích bìa 4, Triết học luật pháp, Raymond Wacks)