divivu logo
Nguyên lý nền tảng cho một thế giới thịnh vượng và hòa bình
| Chia sẻ |
Nguyên lý nền tảng cho một thế giới thịnh vượng và hòa bình
Cập nhật cuối lúc 11:21 ngày 19/11/2019, Đã xem 561 lần
  Đơn giá bán: 55 000 đ
  Model:   Bảo hành: 255 Tháng
  Tình trạng: Hết hàng
Hãng vận chuyển Xem chi tiết
Từ: Hà Nội Chuyển đến:
Số lượng: Quyển Khối lượng: 0 g
Phí vận chuyển: 0 Gộp vào đơn hàng
Tổng chi phí: 55 000 đ
Nhà cung cấp (Đã được xác thực)
Nhà xuất bản Tri thức
Nhà xuất bản Tri thức
Tầng 1 - Tòa nhà VUSTA - 53 Nguyễn Du - Quận Hai Bà Trưng - Hà Nội , Hai Bà Trưng, Hà Nội
http://nxbtrithuc.com.vn
84 - 024 - 39454661
lienhe@nxbtrithuc.com.vn
Chưa cập nhật hỗ trợ trực tuyến
Chi tiết sản phẩm

I) THÔNG SỐ SÁCH

Tên sách: Nguyên lý nền tảng cho một thế giới thịnh vượng và hòa bình

Tác giả: TOM G. PALMER

Nhóm dịch giả: Đinh Tuấn Minh, Nguyễn Minh Cường, Nguyễn Minh Huệ, Lương Văn Lam, Phan Huy Đạt

Khổ sách: 13 x 20,5 cm

Số trang: 212 trang

Loại bìa: Bìa mềm, tay gập

 

II) GIỚI THIỆU SÁCH

1) Tác phẩm

Cuốn sách này sẽ trình bày một cách nhìn khác về chính trị: một thứ chính trị không dùng sự áp đặt mà dựa trên sự thuyết phục, tôi và anh cùng sống, loại bỏ sự nô dịch lẫn thống trị. Những bài luận trong cuốn sách phần lớn được viết bởi những thành viên trẻ tuổi năng động của tổ chức Sinh viên vì Tự do (Students for Liberty), một phong trào quốc tế đầy sôi động và thú vị.

Những bài luận trong sách không phản ánh góc nhìn dân tộc chủ nghĩa hẹp hòi, mà dựa trên những kinh nghiệm phong phú của toàn nhân loại. Chúng giới thiệu một triết lý đã trở thành nền tảng cho cuộc sống hằng ngày của phần lớn chúng ta. Triết lý đó đã lan tỏa khắp thế giới với nhiều tên gọi khác nhau như chủ nghĩa tự do (liberalism), chủ nghĩa tự do cổ điển (classical liberalism) (nhằm phân biệt với cái cũng gọi là “chủ nghĩa tự do” ở Mỹ), và chủ nghĩa tự do cá nhân (libertarianism). Đó là một cách tiếp cận vừa đơn giản vừa phức tạp, bởi nó bao hàm góc nhìn sâu sắc rằng những quy tắc đơn giản có thể sản sinh ra những trật tự phức tạp. Đó là một trong những bài học quan trọng của khoa học xã hội hiện đại. Trật tự có thể xuất hiện tự phát, đây là một chủ đề sẽ được đào sâu chi tiết hơn trong những bài luận của cuốn sách.

Cuốn sách mỏng này có thể coi là một sự khuyến khích, là lời mời gọi những cách nhìn mới về một vấn đề quan trọng nào đó. Độc giả của nó có thể là những người lần đầu tìm hiểu về chính trị, chủ nghĩa tự do hay các chủ đề liên quan khác hoặc những học giả cao cấp. Dù bạn là ai, thuộc hai nhóm trên hay các nhóm khác, tôi hy vọng bạn sẽ tìm thấy những điều bổ ích trong những bài luận của cuốn sách. Chúng có thể được đọc theo bất kể thứ tự nào. Bạn không cần phải đọc chương này rồi mới có thể hiểu được chương kia. Bạn cũng có thể “xem lướt qua” cuốn sách mà không cần phải đọc tất cả các chương. Hãy xem cuốn sách này như một gói bim bim ngon lành bổ dưỡng cho trí óc của bạn. Và hãy tận hưởng.

 

2) Mục lục

Lời nhà xuất bản 

Lời tựa 

Tom G. Palmer
1. Tại sao nên là người theo chủ nghĩa tự do cá nhân? 

John Stossel
2. Không nhất thiết phải ban hành luật 3

Clark Ruper
3. Chủ nghĩa tự do cá nhân
như là một chủ nghĩa trung dung triệt để                         

Tom G. Palmer
4. Lịch sử và cấu trúc của tư tưởng tự do cá nhân? 

James Padilioni , Jr.
5. "Thời thế đổi thay":
Khi chủ nghĩa tự do cá nhân tiệm cận chủ nghĩa bãi nô 

Alexander McCobin
6. Nguyên lý tự do trên bình diện chính trị

Sarah Skwire
7. Không có tự do, không có nghệ thuật:
Không có nghệ thuật, không có tự do 

Aaron Ross Powell
8. Khiêm nhường vì tự do 

Olumayowa Okediran
9. Hứa hẹn tự do cho châu Phi

Sloane Frost
10. Những tác động phức tạp của chủ nghĩa can thiệp
nhà nước: trường hợp lĩnh vực chăm sóc sức khoẻ 

Lode Cossaer và Maarten Wegge
11. Làm thế nào bạn biết? Kiến thức và tiền đề của tự do 

Tom G. Palmer
12. Nguồn gốc của nhà nước và chính phủ 

Gợi ý tài liệu tham khảo 

Vài nét về tác giả Tom G. Palmer 

3) Điểm nhấn

“Thực phẩm sẽ trở thành chủ đề tranh luận nóng bỏng như chính trị nếu tất cả các quyết định được ban hành tập thể và chúng ta chỉ được phép có được những gì người khác có. Thử tưởng tượng những cuộc tranh luận, những sự liên minh, vận động, dàn xếp sẽ diễn ra nóng bỏng như thế nào giữa người sành ăn và người ưa đồ ăn nhanh, giữa người ăn chay và người ăn mặn, vận động viên cử tạ và người muốn giảm cân trong trường hợp họ phải ăn loại thức ăn giống nhau với khẩu phần như nhau. Điều tương tự cũng sẽ xảy ra đối với những thứ mà chúng ta cùng quan tâm.” 

(Trích Lời tựa, Nguyên lý nền tảng cho một thế giới thịnh vượng, TOM G. PALMER, Nhóm dịch giả, NXB Tri Thức 2014)

Nhận xét sản phẩm
Chưa có nhận xét gì về sản phẩm
Hãy đăng nhập để viết nhận xét cho sản phẩm