I) THÔNG SỐ SÁCH
Tên sách: Ludwig von Mises
Tác giả: EAMONN BUTLER
Dịch giả: Phạm Nguyên Trường
Khổ sách: 12 x 20 cm
Số trang: 180 trang
Loại bìa: Bìa mềm, tay gập
II) GIỚI THIỆU SÁCH
1) Tác giả
EAMONN BUTLER là giám đốc Viện Adam Smith, một cơ quan nghiên cứu (think tank) có nhiều ảnh hưởng, từng chấp bút cho một loạt chính sách nhằm thúc đẩy sự lựa chọn và cạnh tranh trong việc cung cấp các dịch vụ trọng yếu. Ông có bằng kinh tế học, triết học, tâm lý học và đã bảo vệ luận án Tiến sĩ Triết học (PhD) tại trường Đại học ST Andrew vào năm 1978. Trong những năm 1970 ông còn nghiên cứu các vấn đề về hưu bổng và chăm sóc sức khỏe cho Hạ viện Mỹ và giảng dạy triết học ở Hillsdale College, Michigan. Sau khi quay lại Anh, ông giữ chân biên tập viên tạp chí. British Insurance Broker, rồi trở thành Giám đốc Viện Adam Smith, mà ông đã cùng với tiến sỹ Madsen Pirie góp công thành lập. Tiến sĩ Butler có những tác phẩm viết về hai người đoạt giải Nobel kinh tế là Milton Friedman và F.A.Hayek, và là tác giả của tác phẩm : Ludwig von Mises : Cội nguồn của cuộc cách mạng trong môn Kinh tế Vi mô hiện đại. Ngoài ra ông còn là đồng tác giả của khá nhiều tác phẩm về trí thông minh và kiểm tra chỉ số thông minh (IQ)
2) Tác phẩm
• Kinh tế học là môn khoa học có thể phát hiện ra các sự kiện và thậm chí có thể tiên đoán - nhưng không phải trên cơ sở quan sát và thử nghiệm mà là thông qua suy luận. Cũng như môn hình học và đại số có thể bắt nguồn từ một vài định đề đơn giản và rõ ràng, môn khoa học về hành vi của con người cũng có thể diễn dịch từ chính khái niệm về hành vi và sự lựa chọn.
• Các khái niệm kinh tế như giá cả và lợi nhuận không phải là những khái niệm khách quan mà mang tính chủ quan, phụ thuộc vào tư duy của những người liên quan. Dù có bao nhiêu tính toán thống kê cũng không thể bác bỏ được sự kiện tối quan trọng là mỗi người đều có những cách đánh giá riêng của mình và phản ứng của một nhóm người đối với các sự kiện của thị trường trong ngày hôm nay có thể không giống với phản ứng của nhóm người khác vào ngày mai. Những đánh giá như thế không thể là đối tượng cho việc phân tích về mặt toán học.
• Lợi nhuận không chỉ là lợi ích của một cá nhân và cũng không phải là thước đo hạnh phúc mà ta nhận được từ một thành công nào đó. Đúng ra, lợi nhuận là sự đánh giá của những người khác đối với những sáng kiến của chúng ta, tức là những sáng kiến đã đóng góp vào tài sản và cuộc sống của người khác. Phải được khách hàng ủng hộ thì ta mới thu được lợi nhuận. Trong xã hội thị trường, tài sản không phải là đặc quyền đặc lợi, tài sản chỉ đến với ta nếu ta cũng làm cho người tiêu dùng được lợi.
• Trong việc phân phối nguồn lực thì hệ thống thị trường hiệu quả hơn là những cuộc bầu cử chính trị, mấy năm dân chúng mới có cơ hội bầu cử một lần hoặc phải lựa chọn giữa những gói chính sách khác hẳn nhau. Mỗi đồng xu mà người tiêu dùng sử dụng trong rất nhiều thương vụ đang diễn ra hằng ngày có tác dụng như là một lá phiếu trong cuộc bầu cử bất tận, tức là cuộc bầu cử để xem một loại hàng hóa phải sản xuất với số lượng bao nhiêu và sản phẩm có được đưa đến nơi cần nhất hay không.
• Thị trường tự do không có xu hướng dẫn đến độc quyền hoặc giá cả độc quyền; ngược lại, thị trường tự do có xu hướng đa dạng hóa rất cao, làm cho số lượng tăng lên nhưng giá cả lại giảm đi. Một vài độc quyền không thể xuất hiện nếu không có những cố gắng của chính phủ và các lực lượng chính trị muốn hạn chế cạnh tranh. Độc quyền nhất là chế độ xã hội không phải là thước đo hạnh phúc mà ta nhận được từ một thành công nào đó. Đúng ra, lợi nhuận là sự đánh giá của những người khác đối với những sáng kiến của chúng ta, tức là những sáng kiến đã đóng góp vào tài sản và cuộc sống của người khác. Phải được khách hàng ủng hộ thì ta mới thu được lợi nhuận. Trong xã hội thị trường, tài sản không phải là đặc quyền đặc lợi, tài sản chỉ đến với ta nếu ta cũng làm cho người tiêu dùng được lợi.
• Trong việc phân phối nguồn lực thì hệ thống thị trường hiệu quả hơn là những cuộc bầu cử chính trị, mấy năm dân chúng mới có cơ hội bầu cử một lần hoặc phải lựa chọn giữa những gói chính sách khác hẳn nhau. Mỗi đồng xu mà người tiêu dùng sử dụng trong rất nhiều thương vụ đang diễn ra hằng ngày có tác dụng như là một lá phiếu trong cuộc bầu cử bất tận, tức là cuộc bầu cử để xem một loại hàng hóa phải sản xuất với số lượng bao nhiêu và sản phẩm có được đưa đến nơi cần nhất hay không.
…………
• Tiền là một loại hàng hóa, nhưng mục đích của nó không phải là sản xuất, cũng chẳng phải là tiêu dùng. Mục đích của nó là trao đổi. Bằng cách phát hành tiền, chính phủ có thể tạo ra sự phát triển nóng giả tạo, nhưng sau đó nhất định sẽ là một vụ suy sụp. Quá trình điều chỉnh đau đớn diễn ra khi những khoản đầu tư sai lầm bị thanh lí. Hệ thống tiền tệ ổn định phải dựa trên hàng hóa chuẩn, ví dụ như vàng.
…..
3) Mục lục
Lời nhà xuất bản
Về tác giả
Lời giới thiệu
Tóm tắt
1. TẠI SAO MISES LẠI LÀ NGƯỜI QUAN TRỌNG
Đóng góp về mặt trí tuệ
2. CUỘC ĐỜI, SỰ NGHIỆP, TRƯỚC TÁC
Sự nghiệp ở châu Âu và Mĩ
Di sản của Mises
3. KHOA HỌC KINH TẾ
Tầm quan trọng của các giá trị
Khoa học về hành vi của con người
Giải thích các giá trị từ hành vi
Tư duy sai lầm của môn kinh tế học dòng chính
4. LOGIC CỦA HÀNH VI CỦA CON NGƯỜI
Nguồn gốc của việc trao đổi và giá cả
Cơ sở sai lầm của sách giáo khoa kinh tế học
5. NỀN KINH TẾ NĂNG ĐỘNG
Thay đổi là bản chất cố hữu của kinh tế học
Bản chất của thị trường
Ý nghĩa then chốt của thời gian
6. KINH DOANH
Kinh doanh và lợi nhuận
Quá trình hình thành giá
Giá thành sản xuất
7. CẠNH TRANH, HỢP TÁC VÀ NGƯỜI TIÊU DÙNG
Quyền tự chủ của người tiêu dùng
Cạnh tranh
Chủ nghĩa tư bản không dẫn đến nạn độc quyền
Chủ nghĩa xã hội [theo mô hình Liên Xô cũ]
là nguồn gốc của nạn độc quyền
8. TƯ BẢN VÀ LỢI NHUẬN
Tầm quan trọng của thời gian
trong lựa chọn của con người
Sự phức tạp của tư bản
Hiện tượng lợi nhuận
9. TIỀN TỆ VÀ LẠM PHÁT
Tiền như là món hàng trao đổi
Cung, cầu và giá trị của đồng tiền
Hậu quả của chính sách nới lỏng tiền tệ 1
Mục đích của chính sách tiền tệ 1
Bản vị hàng hóa?
10. TAI HỌA CỦA CHU KÌ KINH TẾ
Sự quyến rũ của lãi suất thấp
Sự phát triển của chu kì kinh tế
Thoát ra là đau đớn
Lí giải của Mises-Hayek cho ngày nay
11. NHỮNG VẤN ĐỀ CỦA
CHỦ NGHĨA XÃ HỘI [THEO MÔ HÌNH LIÊN XÔ CŨ]
Hàng hóa sản xuất và hàng hóa tiêu dùng
Vấn đề tính toán trong
chủ nghĩa xã hội [theo mô hình Liên Xô cũ]
Cần phải có đơn vị tính toán
Chủ nghĩa xã hội [theo mô hình Liên Xô cũ] thị trường
12. NHỮNG SAI LẦM CỦA CHỦ NGHĨA MARX
Những khó khăn giả định của chủ nghĩa tư bản
Tư tưởng và giai cấp
Chủ nghĩa Marx và kinh tế học cổ điển
Chủ nghĩa xã hội [theo mô hình Liên Xô cũ] và tự do
13. CHÍNH SÁCH CAN THIỆP VÀ BỘ MÁY QUAN LIÊU
Tái thiết trên diện rộng là tất yếu
Thái độ thù địch đối với chủ nghĩa tư bản
Những cố gắng sai lầm
nhằm cải thiện chủ nghĩa tư bản
Chính sách can thiệp
Bộ máy quan liêu
14. CHỦ NGHĨA TỰ DO
Khuôn khổ của chủ nghĩa tự do
Lợi ích của chủ nghĩa tự do
Chủ nghĩa tự do và bình đẳng
15. MỘT SỐ TRÍCH ĐOẠN NỔI TIẾNG
CỦA LUDWIG VON MISES
Về những vấn đề của
chủ nghĩa xã hội [theo mô hình Liên Xô cũ]
Về nguy cơ của chính sách can thiệp
Về chủ nghĩa tự do
Về động cơ của tiến bộ kinh tế
Về tầm quan trọng của
cách đánh giá của các cá nhân
Về tinh thần kinh doanh và cạnh tranh
Về lạm phát, tăng trưởng nóng và sụp đổ
Tác phẩm chọn lọc của Mises
4) Điểm nhấn
“Nếu chúng ta muốn thấu hiểu những vấn đề kinh tế, chúng ta phải làm cho mình thoát khỏi tất cả những thành kiến và định kiến. Nếu ngay từ đầu chúng ta đã bị thuyết phục rằng các biện pháp can thiệp đang được khuyến nghị nhằm mang lại lợi ích cho một số nhóm hoặc giai cấp nhất định, ví dụ như lao động phổ thông hay người nông dân, và quả thực chúng ta đang mang lại lợi ích và không tổn hại đến các nhóm này, và vì thế chúng ta quyết định vẫn giữ nguyên định kiến thì chúng ta sẽ không bao giờ học được điều gì cả. Đó chính là nhiệm vụ thực sự của phân tích kinh tế nhằm xác định chắc chắn xem các chính sách được khuyến nghị bởi nhiều đảng phái và những nhóm lợi ích có thực sự dẫn đến những kết quả mà những người ủng hộ chúng mong muốn hay không”
(Trích Tựa của tác giả, Ludwig von Mises, EAMONN BUTLER, Phạm Nguyên Trường dịch, NXB Tri Thức 2014)