divivu logo
Xã hội nho giáo Việt Nam dưới nhãn quan của Xã hội học lịch sử
| Chia sẻ |
Xã hội nho giáo Việt Nam dưới nhãn quan của Xã hội học lịch sử
Cập nhật cuối lúc 14:32 ngày 03/08/2018, Đã xem 526 lần
  Đơn giá bán: 55 000 đ
  Model:   Bảo hành: 255 Tháng
  Tình trạng: Hết hàng
Hãng vận chuyển Xem chi tiết
Từ: Hà Nội Chuyển đến:
Số lượng: Quyển Khối lượng: 0 g
Phí vận chuyển: 0 Gộp vào đơn hàng
Tổng chi phí: 55 000 đ
Nhà cung cấp (Đã được xác thực)
Nhà xuất bản Tri thức
Nhà xuất bản Tri thức
Tầng 1 - Tòa nhà VUSTA - 53 Nguyễn Du - Quận Hai Bà Trưng - Hà Nội , Hai Bà Trưng, Hà Nội
http://nxbtrithuc.com.vn
84 - 024 - 39454661
lienhe@nxbtrithuc.com.vn
Chưa cập nhật hỗ trợ trực tuyến
Chi tiết sản phẩm

I) THÔNG SỐ SÁCH

Tên sách: Xã hội nho giáo Việt Nam dưới nhãn quan của Xã hội học lịch sử

Tác giả: Trịnh Văn Thảo

Khổ sách: 13 x 20,5 cm

Số trang: 220 trang

Loại bìa: Bìa mềm, tay gập

 

II) GIỚI THIỆU SÁCH

1)  Tiếp cận lịch sử văn hóa

Đã đến lúc phải thực nghiệm thực tiễn trí thức của ba thế hệ xã hội trước thử thách lịch sử, tìm hiểu phương thức dấn thân, hình thức đấu tranh, giá trị tinh thần, ý thức hệ của từng thế hệ và xuyên qua các giai đoạn tiếp nối nhau trong thế kỷ Pháp - Việt, nhận chân và lý giải những khác biệt, mâu thuẫn, tranh chấp và xung đột giữa người Việt qua khái niệm văn hóa trí thức.

Muốn vậy, không có gì hơn sự lựa chọn mảnh đất dụng võ ưu tiên của thành phần trí thức vì nó liên quan trực tiếp đến “nghiệp văn” và vai trò hướng đạo tinh thần của sĩ phu Việt Nam ở bất cứ thời điểm nào, từ “hội văn” các làng mạc nông thôn đến các “Tao đàn” của các vị vương có tài văn học như Lê Thánh Tông, Tự Đức. Từ nửa sau thế kỷ XIX đến nửa đầu thế kỷ XX, ai cũng biết là đằng sau các tư trào văn học còn nửa ẩn nửa hiện các đoàn thể chính trị, hay, nói theo ngôn ngữ chính trị học ngày nay, ít nhất cũng là những “nhóm áp lực” vừa văn học, vừa chính trị. Xã hội càng nghiêm khắc, chế độ cai trị càng toàn diện, trí thức càng mượn thơ văn để ký thác và trên phương diện này, chế độ thuộc địa không mang lại gì có thể gọi là tiến bộ!

Trong một tờ báo trí thức Tây học nổi tiếng thời Pháp - Nhật, nhà văn Đinh Gia Trinh có một cái nhìn thâm trầm về những hoạt động tinh thần Việt Nam vào đầu năm 1944: “Thực giống như thời Phục hưng bên Pháp vào thế kỷ XVI. Thời đại đương kim ở nước ta cũng tựa như phong trào Phục hưng về tinh thần, nhưng những phát biểu của phong trào ấy hỗn độn và bối rối hơn là trong cuộc Phục hưng văn nghệ ở Pháp về thế kỷ XVI… Cuộc Phục hưng ở xứ ta mở đầu bằng một sự lựa chọn ôn tồn ở hai nền văn minh Á Đông truyền thống và văn minh Tây phương mới nhập tịch (thời kỳ báo Nam Phong), rồi nó đi đột ngột tới sự khinh miệt cái di sản tinh thần của nước nhà, sự ca tụng quá đáng và thiết tha những cái gì Tây Âu mang lại (thời kỳ Phong hóa, Ngày nay). Nay thái độ bồng bột nông nổi ấy thay đổi, và bọn trí thức đã trở lại tôn trọng những di sản của đất nước, những tinh túy của văn minh Á Đông, trong khi tin tưởng càng mạnh là phải học nhiều của Tây phương để đi tới sự thành công trong việc xây dựng một nền tư tưởng và một nền nghệ thuật Việt Nam xứng đáng” (Tạp chí Thanh Nghị)[1].

Để tóm lược đời sống văn học ở Việt Nam từ đầu thế kỷ XX, Phạm Thế Ngữ vẽ lại “đồ biểu chỉ sự diễn tiến của tư trào Việt Nam từ năm 1907 đến 1945” và hiện tượng lưỡng cực (bipolarisation) giữa xu hướng hiện đại và truyền thống (cùng trang, sđd).

Bây giờ, ta thử nhận diện quan hệ giữa các nhóm trí thức qua sinh hoạt văn học và chính trị học trong ba mốc lịch sử: Cần Vương, Duy Tân, biến động thành thị 1925-1926

 

2) Mục lục

Phần I
Xã hội hóa và văn hóa trí thức Việt Nam

I. Tiếp cận lịch sử văn hóa  9

II. Tàn lụi và hồi sinh của nho sĩ. 
    Hành trình của trí thức Việt nam 
    từ Nho giáo đến chủ nghĩa cộng sản  27

III. Nho giáo Việt Nam dưới góc nhìn xã hội học lịch sử  59

Phần II
Xây dựng xã hội học lịch sử hiện đại. Tiếp cận bộ phận

I. Lịch sử và văn hóa Việt Nam. 
    Tiếp cận bộ phận, Nxb Giáo dục, Hà Nội, 2007. 121

II. Hoàng Xuân Hãn và lịch sử một cơ chế văn hóa (đại học) 139

III. Vài nét ghi lại hành trình triết học 
     của Trần Đức Thảo (1944-1993) 167

IV. Hồi ký trí thức miền Nam trong lịch sử 
    Việt Nam Cộng hòa (1955-1975). Đọc hồi ký của 
    Nguyễn Hiến Lê, Nguyễn Ngọc Lan, Phạm Duy  193

Tài liệu tham khảo  217

 

 



[1] Dẫn theo Phạm Thế Ngữ, Việt Nam văn học sử giản ước tân biên, q. III, tr. 614, Sài Gòn, Nxb Anh Phương

Nhận xét sản phẩm
Chưa có nhận xét gì về sản phẩm
Hãy đăng nhập để viết nhận xét cho sản phẩm