I) THÔNG SỐ SÁCH
Tên sách: Chủ nghĩa cá nhân và trật tự kinh tế
Tác giả: F.A HAYEK
Khổ sách: 13 x 20,5 cm
Số trang: 460 trang
Giá bìa: 115.000VNĐ
Loại bìa: Bìa mềm, tay gập
Năm xuất bản: 2016
II) GIỚI THIỆU SÁCH
1) Tác giả
FRIEDRICH AUGUST HAYEK (08/05/1899-23/03/1992), Tiến sĩ luật, Tiến sĩ khoa học (Vienna), Tiến sĩ khoa học (Econ) (London), Giáo sư thỉnh giảng tại Đại học Salzburg, Áo, 1970-1974. Học tại Đại học Vienna, là Giám đốc Viện Nghiên cứu Kinh tế Áo, 1927-1931, và là Giảng viên Kinh tế học tại Đại học Vienna, 1929-1931. Giáo sư Tooke về Khoa học Kinh tế và Thống kê tại Đại học London 1931-1950. Giáo sư Khoa học Xã hội và Đạo đức, Đại học Chicago, 1950-1962. Giáo sư Kinh tế, Đại học Freiburg i.Brg., Tây Đức, 1962-1968. Ông được trao giải thưởng Nobel kinh tế năm 1974. Các công trình quan trọng nhất của Giáo sư Hayek bao gồm Monetary Theory and the Trade Cycle (1933), The Pure Theory of Capital (1941), The Road to Serfdom (1944), Individualism and Economic Order (1948), The Counter-Revolution of Science (1952), và The Constitution of Liberty (1960). Các tác phẩm cuối cùng của ông là tập hợp các bài viết dưới nhan đề Studies in Philosophy, Politics and Economics (1967), Law, Legislation and Liberty (Vol. I, 1973; Vol. ll, 1976; Vol. Ill, 1979), và The Fatal Conceit: The Errors of Socialism (1990). Ông cũng biên tập một vài cuốn sách và đã công bố một số bài báo trên Economic Journal, Economica và các tạp chí khác
2) Tác phẩm
Đa số các bài tiểu luận trong tác phẩm này của F. A. Hayek dành cho giới nghiên cứu kinh tế chuyên sâu hơn là cho các độc giả đại chúng. Đã từ lâu, nó đã trở thành một tác phẩm mà bất cứ ai muốn trở thành một nhà kinh tế học thực thụ đều cần phải đọc. Vì lẽ đó, bản dịch tiếng Việt này nên được cân nhắc như là một tài liệu tham khảo ban đầu để giúp các độc giả Việt Nam dễ nắm bắt hơn các ý tưởng của Hayek chứ không có ý định thay thế cho bản gốc. Để có thể hiểu được các nội dung của tác phẩm tốt hơn độc giả có lẽ nên nghe các bài giảng của Tyler Cowen và Alex Tabarrok về tác phẩm. Độc giả cũng nên tham khảo các nghiên cứu, phân tích của nhiều tác giả liên quan đến những nội dung khác nhau của tác phẩm này. Tôi tin rằng sau khi đọc và tìm hiểu kĩ tác phẩm độc giả sẽ cảm thấy ngạc nhiên vì sao những nội dung được Hayek viết cách đây 70-80 năm lại vẫn là những vấn đề mà giới kinh tế học hàn lâm hiện trao đổi trong suốt mấy chục năm vừa qua và có lẽ sẽ tiếp tục trong nhiều thập kỉ nữa. Và độc giả sẽ hiểu vì sao tác phẩm này lại hoàn toàn xứng đáng đứng song hành cùng với tác phẩm Của cải của các quốc gia của Adam Smith như cách mà Tyler Cowen và Alex Tabarrok đã làm.
3) Mục lục
Lời nhà xuất bản 7
Lời giới thiệu của dịch giả 9
Lời tựa
1. Chủ nghĩa cá nhân: Thật và Giả
2. Kinh tế học và tri thức
3. Bàn về khái niệm sự kiện
trong nhóm ngành khoa học xã hội
4. Sử dụng tri thức trong xã hội
5. Ý nghĩa của cạnh tranh
6. Kinh doanh “tự do” và trật tự cạnh tranh
7. Tính toán xã hội chủ nghĩa I:
Bản chất và lịch sử của vấn đề
8. Tính toán xã hội chủ nghĩa II:
Hiện trạng cuộc tranh luận (1935)
9. Tính toán xã hội chủ nghĩa III:
“Giải pháp” cạnh tranh
10. Về một đồng tiền được bảo đảm bằng hàng hóa
11. Hiệu ứng Ricardo
12. Các điều kiện kinh tế cho
chế độ liên bang giữa các nước
Index