I. THÔNG SỐ SÁCH
Tên sách: Nhật Bản trong châu Á
Tác giả: Tanaka Akihiko
Dịch giả: Võ Minh Vũ
Số trang: 360 trang
Khổ sách: 16x24 cm
Loại sách: bìa mềm
Giá bìa: 110.000 VNĐ
II. GIỚI THIỆU SÁCH
1) Tác giả
Hiện là Hiệu trưởng trường Sau đại học về Nghiên cứu chính sách (GRIPS).
Nguyên Phó Hiệu trưởng Đại học Quốc gia Tokyo.
Nguyên Giám đốc Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) (4/2012-9/2015).
Tiến sĩ Chính trị học (Học viện công nghệ Massachusettes - MIT).
Thành viên Nhóm Tầm nhìn Đông Á (East Asia Vision Group) và là cố vấn cao cấp của Chính phủ Nhật tại Hội nghị thượng đỉnh ASEAN+3.
Thành viên nhóm tư vấn thuộc Hội đồng an ninh, quốc phòng và nhóm tư vấn cho chương trình Hợp tác quốc tế vì hòa bình.
Homepage: http://www.ioc.u-tokyo.ac.jp/~worldjpn/front-ENG.shtml (English)
Một số công trình nghiên cứu chính:
Hệ thống thế giới, Nhà xuất bản Đại học Tokyo, 1989.
Thời kì “trung thế” mới - Hệ thống thế giới thế kỉ XXI, Nhà xuất bản Nikon Keizai Shimbunsha, 1996. Giải thưởng Suntory năm 1996 (Bản tiếng Anh, The New Middle Ages: the World System in the 21st Century, Jean Connell Hoff dịch, International House of Japan, 2002).
2) Tác phẩm
"Nhật Bản trong châu Á" là một cuốn sách lịch sử chính trị quốc tế có tính chuẩn mực với chủ đề là khủng hoảng và ứng phó với khủng hoảng, cũng như tạo dựng hệ thống hợp tác ngăn ngừa khủng hoảng. Tác giả đã viết cuốn sách này nhằm ghi chép lại một cách dễ hiểu nhất có thể về những vận động của chính trị châu Á và khái lược nền ngoại giao Nhật Bản trong khoảng thời gian từ nửa cuối thế kỉ XX đến thế kỉ XXI.
Đối với nhiều người Nhật, vận động của châu Á trong bối cảnh Chiến tranh lạnh phức tạp như vậy là câu chuyện của những đất nước xa xôi. Thậm chí, nhiều người Nhật cũng không thể nhận thức một cách đầy đủ về sự phức tạp trong đặc tính của người Nhật tại châu Á. Nếu nhìn từ quan điểm của người Nhật, thời kì từ khi Chiến tranh lạnh kết thúc đến hậu Chiến tranh lạnh là quá trình người Nhật tái “phát hiện” châu Á và vị trí của Nhật Bản tại châu Á.
3) Mục lục
Lời giới thiệu
Lời mở đầu
Chương 1: Dòng chảy ngầm hướng tới kết thúc chiến tranh lạnh
Chiến tranh lạnh tại châu Á
Nội chiến Campuchia
Sự vỡ mộng về Học thuyết Fukuda
Vận hội cho hòa bình Campuchia
Chiến tranh lạnh và dân chủ hóa
Dân chủ hóa ở Philippines
Dân chủ hóa của Hàn Quốc
Dân chủ hóa của Đài Loan
Sự thất bại của dân chủ hóa ở Myanmar
Chương 2: Chiến tranh lạnh kết thúc và Đông Bắc Á
Sự kiện Thiên An Môn
Phản ứng của các nước phương Tây
Sự kiện Thiên An Môn và Nhật Bản
Nỗi lo sợ về “diễn biến hòa bình” và ứng phó hiện thực
Cải thiện mối quan hệ Nhật-Trung
Chính sách phương Bắc
Chuyến thăm Triều Tiên của Kanemaru
Tiến triển quan hệ Nam Bắc và mối nghi ngờ hạt nhân
Chương 3: Sự kết thúc chiến tranh lạnh và Đông Nam Á
Công cuộc đổi mới
Từ chiến trường đến thị trường
Vấn đề hòa bình Campuchia và Nhật Bản
Tiến tới Thỏa thuận hòa bình Paris
Chiến tranh vùng Vịnh và Luật Hợp tác trong hoạt động duy trì hòa bình của Liên Hợp Quốc
Phái cử lực lượng gìn giữ hòa bình PKO
Những thử thách tại Campuchia
Chương 4: Thử nghiệm “Châu Á - Thái Bình Dương”
Vận động của chủ nghĩa khu vực lớn
APEC
EAEC
ARF
Chủ nghĩa khu vực châu Á-Thái Bình Dương
Chương 5: Sự trỗi dậy của Trung Quốc và khủng hoảng bán đảo Triều Tiên
Ngoại giao xúc tiến bình thường hóa quan hệ
Bán đảo Triều Tiên và Trung Quốc
Bình thường hóa quan hệ Trung-Hàn
Chuyến thăm Trung Quốc của Thiên Hoàng
Trở thành cường quốc
Khủng hoảng hạt nhân bán đảo Triều Tiên
Chương 6: Sự bùng phát của “lịch sử” và khủng hoảng quan hệ Nhật-Trung
Vấn đề nhận thức lịch sử
Vấn đề phụ nữ giải khuây
Nhận thức lịch sử của thủ tướng và sự khước từ
Quỹ Phụ nữ châu Á
Khủng hoảng eo biển Đài Loan
Phản ứng của Nhật Bản
Thử nghiệm vũ khí hạt nhân của Trung Quốc
Vấn đề thăm viếng Đền thờ Yasukuni và xây dựng hải đăng trên quần đảo Senkaku
Cải thiện quan hệ và phê phán vấn đề tăng cường hợp tác an ninh Nhật-Mĩ
Chương 7: Khủng hoảng tài chính châu Á
Khủng hoảng đồng bath
Sự sụp đổ của chế độ Suharto
Khủng hoảng tại Hàn Quốc
Khủng hoảng ở Malaysia
Nhật Bản và cuộc khủng hoảng tài chính châu Á
Chương 8: Chủ nghĩa khu vực Đông Á và Nhật Bản
ASEM
Sự ra đời của ASEAN+3
Thể chế hóa ASEAN+3
Cú sốc Teapodong và “Chính sách bao dung” của Kim Dae-jung
Cải thiện quan hệ Nhật-Hàn
Chuyến thăm Nhật Bản của Giang Trạch Dân
Hợp tác Nhật-Trung-Hàn
Chương 9: Sự xuất hiện của Koizumi
Chính quyền Koizumi ra đời
Khiếm khuyết trong chính sách ngoại giao
Vụ khủng bố 11 tháng 9
Chuyến thăm Triều Tiên
Chương 10: “Cộng đồng Đông Á” và mối bất hòa giữa Nhật-Trung-Hàn
Thực chất hóa ASEAN+3
Hội nghị sáu bên
Tình trạng quan hệ Nhật-Trung xấu đi
Ngoại giao thời kì Abe và Aso
Châu Á thế kỉ XXI
4) Điểm nhấn
"Châu Á đang dần thành một.
Đương nhiên, châu Á vẫn chưa phải là một. Chắc chắn châu Á rộng lớn trải dài từ Nhật Bản ở phía Đông đến Thổ Nhĩ Kì ở phía Tây không phải là một. Tuy nhiên, phải chăng sự hợp nhất đang dần dần trở thành hiện thực ở châu Á. Chí ít thì một bộ phận nào đó, ví dụ như khu vực “Đông Á” từ Nhật Bản đến Đông Nam Á đang dần thành một. Đi đầu là Đông Nam Á đang dần là “một”, kế tiếp là “Đông Á” bao gồm Đông Nam Á đang hướng tới “một”, và trong tương lai, châu Á bao gồm “Đông Á” sẽ hướng tới “một”. Phải chăng có một xu hướng như vậy?!"
(Trích Lời mở đầu, Nhật Bản trong châu Á, Nhà xuất bản Tri thức, 2019)