divivu logo
Xung đột trên biển Đông không còn là nguy cơ tiềm ẩn
| Chia sẻ |
Xung đột trên biển Đông không còn là nguy cơ tiềm ẩn
Cập nhật cuối lúc 11:41 ngày 02/06/2021, Đã xem 690 lần
  Đơn giá bán: 79 000 đ
  Model:   Bảo hành: 0 Tháng
  Tình trạng: Hết hàng
Hãng vận chuyển Xem chi tiết
Từ: Hà Nội Chuyển đến:
Số lượng: Cái Khối lượng: 0 g
Phí vận chuyển: 0 Gộp vào đơn hàng
Tổng chi phí: 79 000 đ
Nhà cung cấp (Đã được xác thực)
Nhà xuất bản Tri thức
Nhà xuất bản Tri thức
Tầng 1 - Tòa nhà VUSTA - 53 Nguyễn Du - Quận Hai Bà Trưng - Hà Nội , Hai Bà Trưng, Hà Nội
http://nxbtrithuc.com.vn
84 - 024 - 39454661
lienhe@nxbtrithuc.com.vn
Chưa cập nhật hỗ trợ trực tuyến
Chi tiết sản phẩm
Tiếp theo những cuốn sách của các nhà nghiên cứu và học giả Việt Nam khẳng định chủ quyền lãnh hải và hải đảo của Việt Nam trên biển Đông, chúng tôi trân trọng giới thiệu với độc giả cuốn Xung đột trên biển Đông không còn là nguy cơ tiềm ẩn - tập hợp các bài viết của các tác giả trong nước và nước ngoài.

Cuốn sách này được hình thành từ tập tư liệu cùng tên do ông Hồng Lê Thọ cùng nhóm Bauvinal và thân hữu chọn lọc, chuyển ngữ và gửi tới Nhà xuất bản Tri thức. Do những hạn chế về điều kiện in ấn, chúng tôi chỉ lựa chọn một phần tư liệu, với mong muốn cung cấp những thông tin gợi mở làm tiền đề cho những khảo cứu công phu và đầy đủ hơn về vấn đề quan trọng này.

 

I. THÔNG SỐ SÁCH

Tên sách: Xung đột trên biển Đông không còn là nguy cơ tiềm ẩn

Tác giả: Lê Hồng Thọ

Khổ sách: 13 x 19cm. Số trang: 316 trang

Giá bìa: 79.000

Tủ sách: Việt Nam đương đại

Loại bìa: Bìa mềm, tay gập

Năm xuất bản: 2012

HẾT SÁCH

 

II. GIỚI THIỆU SÁCH

1. Tác phẩm

Tiếp theo những cuốn sách của các nhà nghiên cứu và học giả Việt Nam khẳng định chủ quyền lãnh hải và hải đảo của Việt Nam trên biển Đông, chúng tôi trân trọng giới thiệu với độc giả cuốn Xung đột trên biển Đông không còn là nguy cơ tiềm ẩn - tập hợp các bài viết của các tác giả trong nước và nước ngoài.

Cuốn sách này được hình thành từ tập tư liệu cùng tên do ông Hồng Lê Thọ cùng nhóm Bauvinal và thân hữu chọn lọc, chuyển ngữ và gửi tới Nhà xuất bản Tri thức. Do những hạn chế về điều kiện in ấn, chúng tôi chỉ lựa chọn một phần tư liệu, với mong muốn cung cấp những thông tin gợi mở làm tiền đề cho những khảo cứu công phu và đầy đủ hơn về vấn đề quan trọng này.

Nhà xuất bản Tri thức chân thành cảm ơn nhóm tác giả và trân trọng giới thiệu cuốn sách với đông đảo độc giả.

2. Mục lục

Lời nhà xuất bản

CÁC TRANH CHẤP LÃNH HẢI VÀ TÁC ĐỘNG ĐỐI VỚI CHIẾN LƯỢC BIỂN: MỘT GÓC NHÌN LỊCH SỬ

Bruce A. Elleman (Thời Đại Mới chuyển ngữ)

TRUNG QUỐC ĐẨY MẠNH XUỐNG PHÍA NAM TRONG CHÍNH SÁCH NGOẠI GIAO NĂNG LƯỢNG TRÊN BIỂN NAM TRUNG HOA

Michael Richardson (Nguyễn Phương Nga chuyển ngữ)

TRANH CHẤP TRÊN BIỂN ĐÔNG: TRUNG QUỐC MƯU ĐỒ CÀNG NHAM HIỂM

Richard Fisher, Jr (Nhóm Bauvinal chuyển ngữ)

CÁC XUNG ĐỘT TRÊN BIỂN VÀ TRANH CHẤP CHỦ QUYỀN TẠI CHÂU Á

Jim Webb (Quốc Thái lược dịch)

ĐIỀU TRẦN VỀ VẤN ĐỀ TRANH CHẤP BIỂN ĐẢO VÀ CHỦ QUYỀN TẠI ĐÔNG Á

Peter Dutton

CHIẾN LƯỢC HẢI QUÂN CỦA TRUNG QUỐC

Elisabeth Fouquoire Brillet (Võ Thị Diệu Hằng chuyển ngữ)

CHIẾN LƯỢC HẢI QUÂN VÀ Ý ĐỒ CỦA TRUNG QUỐC TRÊN BIỂN ĐÔNG

Ngô Vĩnh Long

VẠN LÝ TRƯỜNG THÀNH VƯƠN RA BIỂN - TRUNG QUỐC ĐỔI MỚI LỰC LƯỢNG HẢI QUÂN DẤY LÊN NHIỀU QUAN NGẠI CHO THẾ GIỚI

Peter Brookes (Nhóm Bauvinal chuyển ngữ)

TRUNG QUỐC TIẾN CÔNG TRÊN BIỂN NAM TRUNG HOA (BIỂN ĐÔNG): CHIẾN LƯỢC VÀ MỤC TIÊU

Shigeo Hiramatsu (Vũ Quang Việt dịch)

KỊCH BẢN GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ TRƯỜNG SA CỦA TRUNG QUỐC

Urao Tatsuo (Lê Hoàng - Bauvinal chuyển ngữ)

CÁC CĂN CỨ HẢI QUÂN: “CHUỖI NGỌC TRAI TRUNG QUỐC”

Jean Guisnel (Nguyễn Hải chuyển ngữ)

HẢI QUÂN TRUNG QUỐC LƯỚT QUA Ụ CẢNG ẤN ĐỘ

Peter J. Brown (Nguyễn Hải chuyển ngữ)

TRANH CHẤP LÃNH HẢI VÀ CÁC VẤN ĐỀ VỀ CHỦ QUYỀN Ở CHÂU Á - ĐIỀU TRẦN TRƯỚC TIỂU BAN ĐỐI NGOẠI HẠ VIỆN HOA KỲ KHU VỰC ĐÔNG Á THÁI BÌNH DƯƠNG

Richard P. Cronin (Lê Thanh Bằng dịch)

TRANH CHẤP QUÂN SỰ Ở CHÂU Á - TRUNG QUỐC KHẲNG ĐỊNH THAM VỌNG HẢI QUÂN CỦA MÌNH

Olivier Zajec (Nguyễn Hải chuyển ngữ)

CÁC NƯỚC ASEAN NGÀY CÀNG NGHI NGỜ TRUNG QUỐC

VNTTX

QUAN HỆ TRUNG - NHẬT VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM

Đinh Kim Phúc

TRUNG QUỐC VI PHẠM CÔNG ƯỚC QUỐC TẾ

Đinh Kim Phúc

TAM GIÁC TRUNG QUỐC - ĐÀI LOAN - PHILIPPINES TRONG VẤN ĐỀ BIỂN ĐÔNG

Đinh Kim Phúc

MỤC LÂN, AN LÂN, PHÚ LÂN?

Ðinh Kim Phúc

ĐƯỜNG CHỮ U (ĐỨT KHÚC) CỦA TRUNG QUỐC [VIỆT NAM GỌI LÀ ĐƯỜNG LƯỠI BÒ] TRÊN BIỂN NAM TRUNG HOA: CÁC ĐIỂM, ĐƯỜNG VÀ KHU VỰC

Peter Kien-Hong Yu

(Hoàng Khánh Hòa và tòa soạn Thời Đại Mới chuyển ngữ)

XUNG QUANH YÊU SÁCH “ĐƯỜNG LƯỠI BÒ” PHI LÝ TRÊN BIỂN ĐÔNG - KỲ I: NHỮNG LẬP LUẬN MÂU THUẪN CỦA TRUNG QUỐC VỀ HOÀNG SA VÀ TRƯỜNG SA

MỸ TĂNG CƯỜNG THẾ BAO VÂY TRUNG QUỐC VÀ BIỆN PHÁP ỨNG PHÓ CỦA BẮC KINH

Thông tấn xã Việt Nam

HOÀN CẢNH LỊCH SỬ DẪN ĐẾN TRANH CHẤP CHỦ QUYỀN CỦA VIỆT NAM TẠI QUẦN ĐẢO HOÀNG SA VÀ TRƯỜNG SA: NGUYÊN NHÂN VÀ GIẢI PHÁP

TS. Nguyễn Nhã

Phụ lục 1: QUAN NIỆM VỀ BIỂN CẢ CỦA NGƯỜI TRUNG HOA DƯỚI HAI TRIỀU MINH - THANH

Nguyễn Duy Chính

Phụ lục 2: BẢNG BIỂU VÀ SƠ ĐỒ VỀ BIỂN NAM TRUNG HOA

Charles Esser

 

3. Trích sách

 

“Trong hơn 500 năm của hai triều đại Minh và Thanh, người Trung Hoa hoàn toàn không coi biển cả là một khu vực cần chinh phục và khai thác, chinh phạt và nếu có đều vì lý do phòng thủ hơn là bành trướng. Để yểm trợ cho việc tuyên bố về chủ quyền tại một số khu vực ngoài khơi, những chuyến đi của Trịnh Hòa hồi đầu thế kỷ XV gần đây được thổi lên thành những chuyến thám hiểm vô tiền khoáng hậu. Sau khi thành công trong việc chiếm đóng lãnh thổ của Đại Lý [Yun-nan Tai polities], nhà Minh đưa một lực lượng viễn chinh khổng lồ xuống chinh phục phương Nam.

Cuộc chiến đấu của người Việt (1418-1428) không những chấm dứt cuộc đô hộ lần thứ hai của người Hán mà còn làm tiêu tan chủ trương thực dân vừa manh nha đối với các nước chung quanh nên chẳng bao lâu sau, các kế hoạch viễn du của họ phải chấm dứt.

Từ thế kỷ XV trở về sau, biển cả chỉ còn là một thủy đạo để các thương thuyền qua lại mua bán. Những thuyền bè đó đều phải tự lo liệu lấy về mọi việc vì hải phận bên ngoài khu vực đất liền không được triều đình lý tới và mặc nhiên coi như các phiên thuộc có nhiệm vụ phải bảo đảm an toàn cho các thông lộ này.

Không hiếm những lần Thanh triều gửi thư trách cứ triều đình Việt Nam đã để cho hải phỉ hoành hành hay để cho cướp biển chạy vào nương náu. Triều đình nước ta cũng đương nhiên hiểu rằng biển Đông là khu vực quản hạt nên khi tàu buôn bị bão hay gặp rắc rối thì lập tức ra tay can thiệp. Kể từ giữa thế kỷ XIX, khi đã nhường cho nước ngoài một số lãnh địa, triều đình Trung Hoa hoàn toàn phó mặc cho Tây phương đóng vai bảo đảm an toàn hải vực phía nam. Khi người Pháp chiếm Đông Dương làm thuộc địa, việc phân định trách nhiệm trên biển lại thay đổi một lần nữa. Sự thiếu liên tục về độc lập quốc gia đã khiến cho tranh cãi về chủ quyền các đảo ngoài khơi thêm gay gắt, tùy theo khái niệm chiến lược và kinh tế.

Trong vòng một trăm năm qua, khi kỹ thuật hàng hải và thăm dò tài nguyên của nhân loại đã lên cao, tranh chấp hải dương càng lúc càng trở thành một vấn đề cho những quốc gia tiếp cận với biển cả. Theo chiều hướng đó, những phát triển về quyền lợi kinh tế cộng với tham vọng chính trị đã đưa đến những phức tạp mới ở biển Đông, ra ngoài tầm kiểm soát của một quốc gia và chỉ có thể giải quyết trên căn bản thiện chí, đồng thuận và tương nhượng trên toàn khu vực.”

(Trích “Quan điểm về biển cả của người Trung Hoa dưới hai triều Minh Thanh”, Xung đột biển Đông không còn là nguy cơ tiềm ẩn, NXB Tri thức, 2012)

 

 

Nhận xét sản phẩm
Chưa có nhận xét gì về sản phẩm
Hãy đăng nhập để viết nhận xét cho sản phẩm