XE NÂNG ĐIỆN ĐỨNG LÁI TCM
TCM REACH TRUCK (STANDING BATTERY FORKLIFT)
Model
FRB10 | FRB13 | FRB14 | FRB15 | FRB18| FRB20| FRB25| FRB30
FRHB10 | FRHB14 | FRB14 | FHRB15 | FRHB18| FRHB20| FRHB25|
Thương hiệu |
Brand |
|
TCM |
TCM |
TCM |
TCM |
TCM |
Lịch sử |
History |
|
TCM là nhà sản xuất xe nâng động cơ đầu tiên của Nhật Bản từ 1949
TCM has been the 1st forklift manufacturer in Japan since 1949
|
Nhà sản xuất |
Manufacturer |
|
Unicarriers |
Unicarriers |
Unicarriers |
Unicarriers |
Unicarriers |
Quốc gia |
Country |
|
Nhật Bản - Japan |
Model |
Model |
|
FRB10-8 |
FRB15-8 |
FRB20-8 |
FRB25-8 |
FRB30-8 |
Loại điều khiển |
Operating |
|
Đứng lái - Standing |
Loại nhiên liệu |
Fuel |
|
Điện - Battery |
Tải trọng nâng |
Load capacity |
kg |
1000 |
1500 |
2000 |
2500 |
3000 |
Chiều cao nâng |
Lift height |
mm |
3000 |
3000 |
3000 |
3000 |
3000 |
Tâm tải |
Load center |
mm |
500 |
500 |
500 |
500 |
500 |
Góc nghiêng trục nâng |
Tilt angle |
% |
6 / 12 |
6 / 12 |
6 / 12 |
6 / 12 |
6 / 12 |
Loại lốp |
Tires |
|
PU
Rubber
|
PU
Rubber
|
PU
Rubber
|
PU
Rubber
|
PU
Rubber
|
Khoảng nâng tự do |
Free lift |
mm |
105 |
105 |
110 |
410 |
410 |
Chiều dài càng |
Fork length |
mm |
920 |
920 |
920 |
920 |
1070 |
Trục cơ sở |
Wheelbase |
mm |
1095 |
1345 |
1530 |
1700 |
1800 |
Bán kính quay |
Turning Radius |
mm |
1350 |
1560 |
1795 |
1965 |
2065 |
Ắc quy |
Battery |
Vol |
48
|
48
|
48 |
48 |
48 |
Phanh |
Brake |
|
Thủy lực
Hydraulic
|
Thủy lực
Hydraulic
|
Thủy lực
Hydraulic
|
Thủy lực
Hydraulic
|
Thủy lực
Hydraulic
|
Tình trạng xe |
Status |
|
Mới 100% chưa qua sử dụng. Sản xuất và lắp ráp tại Nhật Bản
100% brand new. Made & Assembly in Japan
|
Youtube 1 |
|
|
Xe nâng điện TCM tại trung tâm kho vận Green Logistics
|
Youtube 2 |
|
|
Xe nâng đứng lái TCM tại Ống nhựa Dekko Hưng Yên
|
Youtube 3 |
|
|
Cách lái xe nâng điện trong kho có giá kệ nhỏ hẹp
|
Youtube 4 |
|
|
Kiểm tra chức năng Chống lật của xe nâng điện 2 tấn
|
Youtube 5 |
|
|
Cách hoạt động của xe nâng 3 chiều lấy hàng 3 phía (VNA) còn gọi là Xe nâng đa chiều
|
**************************************************
ƯU ĐIỂM VƯỢT TRỘI CỦA DÒNG XE NÂNG ĐIỆN ĐỨNG LÁI TCM SẢN XUẤT TẠI NHẬT BẢN
1/ Chức năng tự động khóa nâng hạ, nghiêng ngả, di chuyển khi rời vị trí lái (một số hãng khác còn gọi là OPSS). Khi lái xe rời khỏi vị trí lái, xe tự động khóa các chứng năng nâng hạ, di chuyển, nghiêng ngả để đảm bảo an toàn. Dù có đứng dưới xe mà gạt cần điều khiển cũng không làm gì được. Do đó rất an toàn cho người và hàng hóa. Đặc biệt trong khu vực giá kệ nhỏ hẹp, dễ gây tai nạn.
2/ Tiết kiệm điện. Tăng tuổi thọ ắc quy. Trong vòng 15 phút đồng hồ sau khi bật chìa khóa mà không ai sử dụng, hộp điều khiển sẽ tự động ngắt điện toàn bộ xe. Giúp tiết kiệm điện, đảm bảo thời gian hiển thị trên bảng tap-lô là thời gian hoạt động thực để có tính toán về bảo dưỡng, bảo trì, bảo hành cũng như tăng tuổi thọ ắc quy xe nâng.
3/ Chống lật. Cảm biến góc lái khi cua gấp. Khi bánh lái cua một góc lớn hơn 30 độ, hộp điều khiển tự động giảm tốc độ di chuyển để đảm bảo xe bám đường, hàng hóa ổn định, không xô lệnh và xe không bị lật. An toàn cho người sử dụng.
4/ Tự động tăng lực kéo khi xe leo dốc, đi vào đường lòng chảo
5/ Tự động chống trượt khi xe bắt đầu khởi động hoặc tăng tốc
6/ Tự động giảm mức tiêu thụ điện năng khi ắc quy còn 20%, giúp tăng độ bền tuổi thọ ắc quy
7/ Hộp điều khiển chống bụi và nước, đạt chỉ số IP54 (duy nhất trong các hãng xe nâng). Giúp bảo vệ bộ não của xe bị nước phun vào từ mọi hướng và các hạt bụi >=1mm.
8/ Ắc quy có thể sử dụng đến 9.5 giờ hoạt động theo điều kiện tiêu chuẩn.
9/ Linh phụ kiện trên xe xuất xứ Nhật Bản, có đầy đủ thông tin chứng minh (ắc quy, mô tơ điện, hộp điều khiển, thủy lực, xích nâng...)
10/ Giữ tải tốt ở chiều cao từ 5 mét trở lên, hơn hẳn các hãng khác
MỘT SỐ ƯU ĐIỂM KHÁC
- Dễ dàng điều chỉnh tốc độ di chuyển, nâng hạ theo yêu cầu của người lái
- Có thể cài đặt mật khẩu để hạn chế số người sử dụng
- Dễ dàng tháo lắp toàn bộ xe để bảo trì bảo dưỡng, sửa chữa
- Phụ tùng sẵn có số 1 Việt Nam
- Có nhiều mức chiều cao nâng phù hợp với từng công việc cụ thể
- Kích thước nhỏ gọn, dễ đi lại trong không gian hẹp
**************************************************
B- MỘT SỐ THÔNG TIN CHUNG VỀ XE NÂNG ĐIỆN ĐỨNG LÁI
1/ Khu vực làm việc phổ biến
- Bên trong nhà xưởng
- Khu vực có giá kệ
- Khu vực có độ rộng đường đi (độ rộng quay xe nhỏ hẹp)
- Môi trường làm việc sạch sẽ
- Nền đường bằng phẳng, không gồ ghề
Một số ngành dùng xe nâng điện đứng lái phổ biến nhất: Thực phẩm - Dược phẩm - Siêu thị - Kho vận - Sản xuất linh kiện điện tử...
2/ Ưu điểm - Hạn chế chung của xe nâng điện đứng lái
a/ Ưu điểm
- Kích thước nhỏ gọn, bán kính quay nhỏ nên hành lang di chuyển sẽ nhỏ hơn. Thích hợp chạy trong nhà xưởng, khu vực giá kệ.
- Chạy bằng điện nên chi phí nhiên liệu tiết kiệm hơn so với xe dầu.
- Không phát thải. Tiếng ồn rất nhỏ.
- Việc bảo dưỡng định kỳ đơn giản hơn so với xe dầu (kiểm tra nước cất ắc quy, cách sạc, hệ thống thủy lực)
b/ Hạn chế
- Thời gian làm việc bị hạn chế
Khi sạc đầy ắc quy, xe chạy được khoảng 5~6 giờ liên tục, sau đó người lái xe phải sạc lại ắc quy.
Đối với một số công ty hoạt động liên tục 3 ca/ngày, họ cần mua thêm cho mỗi xe ít nhất 01 đến 02 ắc quy dự phòng (back up battery).
- Bánh xe làm bằng cao su và chất liệu PU nên thích hợp nhất với nền đường bằng phẳng, nhẵn (tốt nhất là nền Epoxy).
Hạn chế tối đa chạy trên nền gồ ghề nhiều sỏi đá, vì sẽ làm nhanh mòn bánh hoặc gây vỡ bánh.
Hạn chế việc di chuyển qua các loại cửa kéo, có rãnh kéo lồi lên khỏi mặt đất. Vì, sau một thời gian sử dụng, loại cửa nhanh dễ làm vỡ bánh.
- Xe chỉ phù hợp với không gian làm việc nhỏ, thường bên trong nhà xưởng.
Di chuyển trên quãng đường dài thường tốn thời gian, tốn điện ắc quy và nhanh làm mòn bánh xe.
- Yêu cầu về việc quản lý sử dụng xe cần phải cẩn thận hơn so với xe dầu.
Tuổi thọ ắc quy tính bằng số lần sạc, sạc 10 phút hay sạc 1 giờ, sạc đầy rồi mới sử dụng đều được tính là 01 lần sạc. Do đó, quản lý xe tốt về thời gian sử dụng và thời gian sạc giúp tuổi thọ ắc quy lâu hơn.
- Trình độ & hiểu biết của thợ kỹ thuật về mảng xe điện nói chung (cho tất cả ngành xe nâng) hạn chế hơn so với xe nâng dầu
**************************************************
C- MỘT SỐ CHÚ Ý KHI SỬ DỤNG XE NÂNG ĐIỆN (ĐỨNG LÁI VÀ NGỒI LÁI)
I. Ắc quy là trái tim của xe nâng điện
1/ Giá ắc quy mới rất đắt, thường chiếm 15% ~ 20% tổng giá thành của xe.
2/ Tuổi thọ của ắc quy được tính bằng số lần sạc. Sạc trong 10 phút, sạc tranh thủ giờ nghỉ trưa hay sạc đầy rồi sử dụng đều được tính là 01 lần sạc pin.
3/ Nguyên tắc sạc ắc quy xe điện giống như sạc pin điện thoại: “Sạc liên tục và sạc đầy rồi mới sử dụng”.
4/ Thiếu nước cất là một trong những nguyên nhân chính nhanh làm giảm tuổi thọ ắc quy.
II. Chú ý quan trọng
1/ Cần có khu vực riêng cho việc thay (tháo) và sạc ắc quy
Đảm bảo khu vực này có hệ thống thông gió để thoát hơi từ ắc quy, nhiệt độ không cao và ổn định, độ ẩm thấp, ít bụi. Chuẩn bị sẵn khu vực có sạc điện 3 pha.
2/ Giữ tất cả các vật kim loại cách xa các cực của ắc quy
3/ Sạc liên tục và sạc đầy trước khi sử dụng
Thường là cuối buổi làm việc. Ắc quy có hệ thống tự ngắt khi sạc đầy nên chỉ cần cắm sạc, không cần làm việc khác.
4/ Tránh làm kiệt (hết) ắc quy
Nếu đèn báo chỉ số dung lượng ắc quy bật sáng khi đang nâng tải, hãy dừng hoạt động và sạc ắc quy ngay.
5/ Tránh xa lửa. Ắc quy có chứa một loại khí dễ cháy.
6/ Giữ sạch ắc quy.
Thường xuyên kiểm tra lau chùi ắc quy và các bản cực.
Khi đổ nước cất, không được để nước cất tràn ra bề mặt ắc quy. Lau sạch nếu xảy ra.
7/ Thường xuyên kiểm tra và bổ sung nước cất tới mức quy định
- Nếu làm việc ít, 1 tuần kiểm tra 1 lần
- Nếu làm việc nhiều, 2~3 ca/ngày, trung bình 3 ngày kiểm tra 1 lần (hoặc có thể kiểm tra nhiều hơn)
Bổ sung nước cất để duy trì độ điện phân ở nồng độ quy định trước khi bắt đầu sạc ắc quy. Vì điện tích mất đi trong quá trình phân ly và cả lúc bốc hơi thông thường.
Nếu chỉ 01 cell thiếu nước cất sẽ làm giảm độ bền của cell đó. Về lâu dài ảnh hưởng tới độ bền của ắc quy và nhanh làm giảm thời gian hoạt động của xe sau mỗi lần sạc đầy.
8/ Không để xe nâng điện làm việc dưới trời mưa.
9/ Xe điện đứng lái (reach truck) có bánh làm bằng cao su hoặc chất liệu PU nên phù hợp hơn cả với nền đường phẳng nhẵn (nền Epoxy).
Nếu đi đường xi măng hoặc gồ ghề hơn, người lái nên đi chậm lại. Thường xuyên đi trên đường gồ ghề làm nhanh mòn và có thể làm vỡ bánh xe nâng điện đứng lái.